Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết hợp tác cùng hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản hữu cơ, quản lý từ khâu giống, gieo trồng đến thu hoạch, tiêu thụ.
Sản xuất nông sản hữu cơ sẽ không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, mà hoàn toàn chỉ sử dụng phân bón vi sinh, so với thông thường giảm chi phí tới 30%.
Hiện ở Việt Nam đã có một số nơi theo mô hình sản xuất rau, củ quả, cà phê và gạo hữu cơ cho thu thu nhập tốt. Đại diện Công ty cổ phần nước Mỹ cũng đã kí kết hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đưa các sản phẩm hữu cơ vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.

Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.