Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết hợp tác cùng hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản hữu cơ, quản lý từ khâu giống, gieo trồng đến thu hoạch, tiêu thụ.
Sản xuất nông sản hữu cơ sẽ không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, mà hoàn toàn chỉ sử dụng phân bón vi sinh, so với thông thường giảm chi phí tới 30%.
Hiện ở Việt Nam đã có một số nơi theo mô hình sản xuất rau, củ quả, cà phê và gạo hữu cơ cho thu thu nhập tốt. Đại diện Công ty cổ phần nước Mỹ cũng đã kí kết hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đưa các sản phẩm hữu cơ vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.

Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.

Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.