Ký kết hợp tác phát triển ngành tôm

Việc hợp tác, phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Tập đoàn Việt - Úc và Trường ĐH Cần Thơ nhằm triển khai ứng dụng phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho sự phát triển của ngành tôm tại vùng ĐBSCL.
Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Việt - Úc, cho biết: Sự hợp tác giữa tập đoàn với ĐH Cần Thơ để cùng nhau phát triển dựa trên 3 mảng chính: đào tạo, nghiên cứu khảo nghiệm và tập huấn chuyển giao công nghệ trên tinh thần tự nguyện, tích cực, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự hợp tác này sẽ giúp cho phía nhà trường và tập đoàn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hai bên nói riêng và đặc biệt là sự phát triển chung của ngành thủy sản ở ĐBSCL.
Với hơn 15 năm thành lập, Tập đoàn Việt - Úc đang giữ vị thế đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống. Hiện tại, Tập đoàn Việt – Úc đang tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở SX tôm giống từ Nam ra Bắc, với công suất 40 tỷ con giống/năm và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ nhà kính Israel và hệ thống xử lý nước tuần hoàn.
Có thể bạn quan tâm

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.
Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.