Ký kết hợp tác phát triển ngành tôm

Việc hợp tác, phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Tập đoàn Việt - Úc và Trường ĐH Cần Thơ nhằm triển khai ứng dụng phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho sự phát triển của ngành tôm tại vùng ĐBSCL.
Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Việt - Úc, cho biết: Sự hợp tác giữa tập đoàn với ĐH Cần Thơ để cùng nhau phát triển dựa trên 3 mảng chính: đào tạo, nghiên cứu khảo nghiệm và tập huấn chuyển giao công nghệ trên tinh thần tự nguyện, tích cực, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự hợp tác này sẽ giúp cho phía nhà trường và tập đoàn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hai bên nói riêng và đặc biệt là sự phát triển chung của ngành thủy sản ở ĐBSCL.
Với hơn 15 năm thành lập, Tập đoàn Việt - Úc đang giữ vị thế đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống. Hiện tại, Tập đoàn Việt – Úc đang tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở SX tôm giống từ Nam ra Bắc, với công suất 40 tỷ con giống/năm và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ nhà kính Israel và hệ thống xử lý nước tuần hoàn.
Có thể bạn quan tâm

Vịnh Xuân Ðài và đầm Cù Mông thuộc TX Sông Cầu là những thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch sinh thái biển đảo

Ngày 12/11, tại huyện Lắk, Đắk Lắk, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở nuôi trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah. Cở sở này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, với lượng thả nuôi có thể đạt đến 1 triệu con, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng

Hiện nay có các dòng ca cao thích hợp trên chân đất Bến Tre và Tiền Giang như: TD3, TD5, TD6, TD8, TD9, TD10 và TD11 cho năng suất và chất lượng hạt tốt. Trong mỗi vườn nên trồng từ 3 – 5 dòng nhằm tăng khả năng giao phấn để nâng cao năng suất

Trong những năm gần đây, việc thay đổi cơ cấu giống mới gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều nông dân ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có nhiều hộ nhờ năng động, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi đáng kể mức sống của gia đình

Ở miền Tây, vùng có nước ngọt quanh năm, hiện có nhiều mô hình chăn nuôi khá đặc biệt như nuôi hươu - nai lấy lộc nhung ở Bình Minh, nuôi cừu lấy lông ở Tam Bình, nuôi đà điểu ở Long Hồ, Vĩnh Long... Riêng vùng tây nam sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang có một hộ chăn nuôi heo rừng với quy mô trang trại, mà chủ nhân lại là một cô gái chưa tròn 27 tuổi!