Ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành VietGAP

Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cam kết hợp đồng tiêu thụ cam sành sạch VietGAP của các hộ tại 2 tổ sản xuất cam VietGAP, thôn 1 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, bảo quản cam đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Các hộ trồng cam ký hợp đồng cũng thực hiện đầy đủ các quy định, nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên.
Thông qua ký kết hợp đồng giúp người dân yên tâm cho đầu ra của sản phẩm.
Ban quản lý xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên và Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong truyền thông, phát triển thương hiệu, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tương ứng; nghiên cứu các giống cây ăn quả có múi và cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giờ đây con cá chình, cá bống tượng là đối tượng nuôi không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Nghề nuôi cá đang trên đà phát triển thịnh vượng thì trong vài tháng trở lại đây, con cá chình, cá bống tượng lại rớt giá, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.