Ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành VietGAP

Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cam kết hợp đồng tiêu thụ cam sành sạch VietGAP của các hộ tại 2 tổ sản xuất cam VietGAP, thôn 1 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, bảo quản cam đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Các hộ trồng cam ký hợp đồng cũng thực hiện đầy đủ các quy định, nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên.
Thông qua ký kết hợp đồng giúp người dân yên tâm cho đầu ra của sản phẩm.
Ban quản lý xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên và Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong truyền thông, phát triển thương hiệu, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tương ứng; nghiên cứu các giống cây ăn quả có múi và cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh ta đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi heo sạch” còn gọi là chăn nuôi 4 không trên nền đệm lót sinh học.

Hiện tại, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 5 hộ dân ở xã Vị Đông và Vĩnh Tường đang thực hiện mô hình nuôi dê, với số lượng 44 con. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.

Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.