Ký Hợp Đồng Bao Tiêu Hơn 10.000ha Lúa Vụ Hè Thu

Chiều 29-6, ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết chỉ trong vụ hè thu năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tiêu thụ lúa của các HTX và nông dân hơn 10.000ha, tương đương 650.000 tấn lúa hàng hóa.
Trong đó các công ty ký hợp đồng tiêu thụ chủ lực gồm Công ty TNHH MTV Tân Hồng, Công ty TNHH DV-TM Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH MTV Cẩm Nguyên... Đây là những công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ và có đầu tư vật tư đầu vào cũng như kỹ thuật cho nông dân.
Mới đây, Công ty Cẩm Nguyên vừa ký hợp đồng tiêu thụ 500ha lúa thơm (VD-20) trong vụ hè thu với HTX nông nghiệp An Thạnh (xã An Phong, huyện Thanh Bình) có sản lượng ước tính khoảng 2.500 tấn với giá 6.150 đồng/kg lúa tươi. Ngoài ra, Công ty Cẩm Nguyên còn ký hợp đồng với HTX Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) cũng với diện tích tương tự.
Có thể bạn quan tâm

Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.

Trước tình trạng chất lượng giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường không đảm bảo do mang mầm bệnh, và để đảm bảo được nguồn giống tốt, Tổng cục thủy sản khuyến nghị doanh nghiệp nên nhập giống từ Singapore và Indonesia.