Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

Những giống lúa này đều có ưu điểm, đó là thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu, bệnh hại và hạn hán tốt; đạt năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Chẳng hạn như giống lúa thuần AC5 hạt gạo dài, trong, dẻo, thơm, ngon cơm, có ưu điểm nổi trội đó là đẻ nhánh nhiều, trung bình đạt 9-10 nhánh/bụi và không nhiễm sâu mà chỉ bị bệnh nhiễm nhẹ đạo ôn ở giai đoạn cuối đẻ nhánh.
Thiên ưu 8 là giống lúa thuần, chống đổ ngã tốt, hạt gạo dài, tiềm năng năng suất cao, cơm mềm, chống chịu sâu, bệnh tốt. Bên cạnh những ưu điểm trên thì Thiên ưu 8 còn cho năng suất tới 10 tấn/ha, cao hơn các giống lúa khác từ 2 -3 tấn/ha.
Trong chương trình trồng khảo nghiệm năm nay, địa phương đã mạnh dạn gieo cấy giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1. Đây là giống lúa được nghiên cứu lai tạo từ các giống lúa thuần đặc trưng của Việt Nam cho ra loại lúa có đặc tính thảo dược tốt cho sức khỏe con người. Lúa thảo dược này có đặc điểm hạt gạo màu tím, nấu cơm rất thơm, mềm, dẻo hơn hẳn so với các loại gạo lứt khác.
Thành phần dinh dưỡng của gạo thảo dược gồm Vitamin A, Omega 9, Omega 6, Canxi, sắt với hàm lượng cao. Ngoài ra, gạo thảo dược Vĩnh Hòa cũng chứa các thành phần Vitamin B, vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, chất đạm, chất béo và tinh bột. Tác dụng của việc ăn gạo thảo dược đó là làm giảm nguy cơ và kháng bệnh ung thư, giảm lượng choleseterol, phòng ngừa bệnh tim mạch, điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu cho người đái tháo đường.
Chị Chu Thị Mười ở xã Buôn Choáh cho biết: “Gia đình tôi được Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện chọn trồng khảo nghiệm giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1. Trong quá trình trồng, cây phát triển tốt, chỉ nhiễm nhẹ khô vằn còn lại không bị các sâu bệnh khác. Vừa rồi, gia đình thu hoạch và đạt năng suất 7,5 tấn/ha. Ưu điểm của việc trồng giống lúa này đó là giá gạo trên thị trường cao, bán sỉ tầm 25.000 đồng/kg, cao hơn so với các loại gạo ngon khác khoảng 12.000 đồng/kg”.
Còn đối với giống TL6 có ưu điểm cứng cây, hạt lúa dài, có sọc nâu và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trong quá trình chăm sóc, cây lúa chỉ có nhu cầu lượng phân bón sử dụng ở mức độ trung bình, nhiễm sâu bệnh hại ở mức trung bình. Giống lúa HB02 là giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông xuân chỉ trồng từ 100-105 ngày, năng suất trung bình đạt 6,2 tấn/ha.
Mục đích đưa vào các vùng lúa thường bị hạn cuối vụ của xã Nam Đà, Nam Xuân một số vùng có diện tích lúa ít chủ yếu nhờ nước trời, thường có nước muộn hoặc thời gian có nước ít. Những giống lúa khác như Nam Định 5, HL12 cũng thích hợp trồng trong vụ đông xuân và năng suất đạt 8 tấn/ha.
Theo ông Vũ Hoàng Phú, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô thì lúa là một trong những cây trồng đang được huyện Krông Nô đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa và tiến tới xây dựng thương hiệu. Do đó, địa phương rất chú trọng đến việc đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng khảo nghiệm vào nếu thích hợp sẽ thay thế dần cho các giống thuần đã sản xuất qua nhiều vụ bị thoái hóa và nhiễm bệnh.
Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã tiến hành xây dựng lịch thời vụ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và cung ứng giống, phân bón cho các hộ dân tham gia chương trình trồng khảo nghiệm các giống lúa mới.
Trong quá trình trồng, các hộ đã tuân thủ quy trình kỹ thuật, gieo sạ đúng thời vụ, bón đầy đủ phân lót, phân thúc, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho các giống khảo nghiệm cho nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ đông xuân.
Hiện nay, huyện đang tiếp tục trồng khảo nghiệm các giống lúa này trong vụ hè thu và khi có kết quả sẽ chọn ra bộ giống lúa chuẩn triển khai cho người dân trồng đại trà để phát triển cây lúa bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 20 ngày, giá 1 con tôm sao được thu mua đến 380.000đ/con, hiện nay đã giảm, nhưng vẫn còn đứng giá 300.000đ/con. Giá đã cao, tôm hùm giống lại xuất hiện dày nên những hộ chuyên hành nghề đánh bắt tôm hùm giống ở Trung Lương ai nấy đều bội thu sau mỗi chuyến biển.

Đối với các địa phương chưa được xem xét bổ sung kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bến cá Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) và bến cá Nhơn Lý, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định.

Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.