Kinh Ngiệm Nuôi Nai Lấy Nhung

(Ngọc Hà - Kinh tế nông thông, 13/12/2006)
Ông Vũ Văn Thuận có hai trại nuôi nai ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) - (rộng 500m2, nuôi 7 con) và huyện Phù Mỹ (nuôi trên 10 con). Xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi nai của ông Thuận.
Ông Thuận cho biết, nuôi nai không khó và có thể thu lợi nhuận cao. Với số vốn 35 triệu đồng, có thể mua một cặp nai (một đực – một cái) 7-8 tháng tuổi, nặng 45kg/con. Nai đực lớn (170kg/con) có giá 25 triệu đồng, nai cái giá thấp hơn 1-2 triệu đồng. Nuôi một năm có thể cho nhung năm đầu 1,5kg, nai càng lớn nhung càng nhiều, có thể đạt 3-3,5kg/năm. Giá bán nhung hiện nay là 6 triệu đồng /kg. Như vậy, chỉ 2 năm là lấy lại vốn từ nhung và con cái sẽ sinh con.
Thức ăn cho nai rất đơn giản chủ yếu là cỏ, vỏ cùi bắp, xơ mít, cam, quýt bị hư ở các hàng trái cây. Những loại này chỉ tốn công lấy về làm thực phẩm cho nai. Khi cắt nhung hay khi nai đẻ thì cho ăn cháo gạo để bồi dưỡng. Chuồng nuôi nai giống như chuồng bò. Mỗi ngày tắm cho nai và dọn vệ sinh một lần. Đặc điểm của nai là không bị bất cứ dịch bệnh gì, ngay cả bệnh lở mồm long móng đang hoành hành hiện nay. Trong thời gian nuôi cũng không cần phải tiêm chủng ngừa bệnh tật.
Nếu ai có nhu cầu, ông Thuận sẽ hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách cắt nhung và truyền lại những bí quyết để nhung mau phát triển. ông đảm bảo nai giống thuần chủng, không trùng huyết.
Có thể bạn quan tâm

Hươu sao đã được thuần hóa và nuôi trong các hộ gia đình ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ lâu. Nhiều gia đình ở đây đã nuôi hươu từ nhiều đời nay

Hiểu biết đặc điểm cấu trúc và hoạt động hệ thống tiêu hóa của hươu giúp người nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tốt.

Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công khi chăn nuôi hươu:

Một số bệnh thường gặp ở hươu sao và những mẹo chữa trị sưu tập được của một số bà con đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề như sau:

Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.