Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân

Hơn 1.500 hộ hiến đất
“Năm 2011, xã Đại Hiệp triển khai xây dựng NTM với xuất phát điểm đạt 11/19 tiêu chí…”- bà Nguyễn Thị Hồng- Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Huỳnh Khánh Toàn trao bằng khen cho ông Nguyễn Văn Đông (thứ 2 từ phải) – Phó Chủ tịch xã Đại Hiệp vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM. Ảnh: Đ.N
Xác định mục tiêu xây dựng NTM là đem lại sự đổi thay cơ bản ở khu vực nông thôn và nâng thu nhập cho nhân dân, xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, thu hút nhiều nhà máy, xí nghiệp về đầu tư để giải quyết lao động địa phương. Nhờ đó, chỉ sau 4 năm xây dựng NTM, Đại Hiệp đã đạt chuẩn vào cuối năm 2014.
Hiện nay, khắp các thôn xóm ở Đại Hiệp nhà cửa người dân đều khang trang, đường làng ngõ xóm bê tông phẳng lì... Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, thu nhập trung bình của người dân tăng lên và đạt trên 23 triệu đồng/người/năm.
“Thành công trong xây dựng NTM ở Đại Hiệp phải kể đến sự đóng góp rất lớn của nhân dân ở khắp mọi nơi. Hơn 1.500 hộ dân hiến trên 20ha đất và hàng tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Người dân tham gia rất tích cực các phong trào địa phương phát động, như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM; thu gom rác thải, đảm bảo sạch từ nhà ra đường, tham gia tổ an ninh tự quản đảm bảo trật tự thôn xóm...” - bà Hồng chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Đông – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết thêm, khi triển khai xây dựng NTM, từng ngành, đoàn thể ở xã đều có các hoạt động cụ thể, thiết thực để tham gia, như Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”, “Con đường xanh - sạch - đẹp”;
Hội Phụ nữ với “Phong trào thu gom rác thải, sạch từ nhà ra đường”, Hội Cựu chiến binh với mô hình “Tổ an ninh tự quản đảm bảo trật tự thôn xóm”; Hội Nông dân với “Phong trào nông dân sản xuất giỏi”...
Tiếp tục nâng chất tiêu chí
" Chúng tôi sẽ không “ngủ quên” trên kết quả đã đạt được, mà sẽ quyết tâm nâng cao các tiêu chí, giữ vững danh hiệu xã NTM, xây dựng các tiêu chí ngày càng bền vững hơn”.
Bà Nguyễn Thị Hồng
“Đạt chuẩn NTM là bước ngoặt quan trọng, là sự khởi đầu mới trong lịch sử phát triển của địa phương, để hướng đến mục tiêu to lớn là nhân dân có đời sống sung túc, làng xã văn minh, sạch đẹp. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không “ngủ quên” trên kết quả đã đạt được, mà sẽ quyết tâm nâng cao các tiêu chí, giữ vững danh hiệu xã NTM, xây dựng các tiêu chí ngày càng bền vững hơn...”- bà Hồng khẳng định.
Theo bà Hồng, trong những năm tới địa phương sẽ không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10 - 20%/năm. Đồng thời tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật, vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đại Hiệp sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi bền vững, chú trọng con giống, ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại để đưa chăn nuôi thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra, đẩy mạnh, phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp để giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp...
Chia sẻ về kinh nghiệm trong xây dựng NTM của xã, bà Hồng cho rằng, xây dựng NTM là phải đi vào thực chất, “dân biết, dân làm và dân hưởng lợi”. Đặc biệt hơn, xây dựng NTM phải do chính cộng đồng dân cư làm chủ, phát huy nội lực là chính; mọi công trình, phần việc triển khai trên địa bàn phải phát huy được tính dân chủ, phải có sự bàn bạc tham gia ý kiến của cộng đồng xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với phát triển trồng rừng, nhiều năm qua cây sơn cũng đã được người dân ở một số thôn bản xã Tân An (Chiêm Hóa) đưa vào trồng. Qua thực tế trồng và chăm sóc nhiều năm cho thấy, việc trồng sơn lấy mủ đã mang lại một nguồn thu nhập ổn định, giúp cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

Vụ cam năm 2011, huyện Hàm Yên có trên 2.326 ha, năng suất bình quân 130 tạ/ha, sản lượng đạt trên 28 nghìn tấn quả, tổng giá trị thu nhập đạt trên 150 tỷ đồng. Cuối vụ, cam bán được giá, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có thu nhập tiền tỷ.

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..

Học hết trung học phổ thông, anh đã theo đuổi nhiều nghề, đi nhiều nơi nhưng rồi thất bại. Không sợ khó khăn vất vả, dám nghĩ dám làm, anh đã tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả..

Vụ lúa mùa năm nay, xã Minh Quang (Chiêm Hóa) có kế hoạch gieo cấy 412 ha (cao nhất huyện). Để đảm bảo sản xuất đúng khung thời vụ, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của huyện, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương làm đất và gieo cấy lúa..