Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Kinh Nghiệm Ương Tôm Càng Xanh

Kinh Nghiệm Ương Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 13/12/2011

Chuẩn bị ao: Ao nuôi được vét bùn sạch, chiều sâu khoảng 2,5m, chiều rộng và dài tùy theo kích thước ao. Bón khoảng 20kg vôi bột cho 100m2 ao, có thể bón thêm vôi khi độ pH chưa đạt mức 7 – 7,5. Bón thêm 40kg phân chuồng hoai và 0,5kg NPK cho 100m2 ao. Sau đó cho nước sông vào đạt độ sâu 1m (nước sông phải qua lưới lọc để tránh cá dữ). Khi mùi nước trong ao ương có mùi đặc trưng của nước sông là đạt yêu cầu. Phơi nắng ao một tuần cho nước có màu xanh của tảo thì tiến hành làm vèo trong ao.

Làm vèo trong ao: Chăng 4 cọc tre trong ao bằng kích thước của vèo, sau đó căng theo 8 góc. Trong trường hợp có kích thước lớn thì có thể đóng thêm cọc tre theo đường viền của vèo. Luồn dây sắt theo đường viền của vèo rồi căng ra theo các cọc tre. Căng vèo xong tiến hành tháo thêm nước sông vào cho độ sâu nước trong vèo đạt 1,5m. Xung quanh vèo đặt thêm những bó chà cho tôm có chỗ trú ẩn khi nắng nóng và cũng là nơi lột xác của tôm. Có thể thả trong ao ít bèo lục bình cho mát nước và đồng thời làm thêm sàn ăn bằng tre trong vèo.

Thả tôm trong vèo: Khi làm vèo xong thì thả tôm post, mật độ 300 – 500 con/m2 (nếu không có sục khí, nếu có sục khí thì thả cao gấp đôi). Cần chú ý tùy theo số lượng tôm thả mà treo các bó chà cho phù hợp.

Chăm sóc tôm: Cho tôm ăn một ngày 4 lần bằng thức ăn công nghiệp dạng viên. Lượng thức ăn của tôm bằng 1/10 trọng lượng tôm thả và mỗi ngày tăng lên 5 – 7% so với trọng lượng ban đầu. Cứ 2 ngày thì lấy bàn chải chà quanh vèo một lần, làm tăng độ thoáng khí cho vèo và khoảng 4 – 5 ngày phải vệ sinh sàn ăn và bó chà. Kiểm tra xem trong ao có các loại cá tạp, cá dữ, ếch nhái vào không, nếu có cần phải có biện pháp diệt ngay. Sau 1 tháng thì tiến hành vớt những con to, có chiều dài khoảng 4 – 5cm, trọng lượng 1,5 – 2g/con để thả ra ruộng. Những con nhỏ hơn ương thêm 1 tháng nữa mới thả hết sang ruộng rộng.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Lột Xác Dính Vỏ Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Lột Xác Dính Vỏ Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xảy ra khi ấu trùng ở giai đoạn 10-11,khi ấu trùng lột xác vỏ bị dính lại ở chủy (dạng nhẹ), dính ở chân ngực, không bơi được và chết, xảy ra chủ yếu vào ban đêm khi tôm lột xác. Tỷ lệ lột xác bị dính thường từ 10 –30%.

06/07/2013
Bệnh Dính Chân Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Dính Chân Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường gặp trong sản xuất giống tôm càng cũng như tôm sú. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria) và vi khuẩn không phải dạng sợi, một số loài tảo, nguyên sinh động vật.

06/07/2013
Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 23 C, thích hợp nhất là 28 – 31 C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 40 C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch).

06/07/2013
Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống

Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.

26/07/2013
Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

26/07/2013