Kinh Nghiệm Ương Tôm Càng Xanh

Chuẩn bị ao: Ao nuôi được vét bùn sạch, chiều sâu khoảng 2,5m, chiều rộng và dài tùy theo kích thước ao. Bón khoảng 20kg vôi bột cho 100m2 ao, có thể bón thêm vôi khi độ pH chưa đạt mức 7 – 7,5. Bón thêm 40kg phân chuồng hoai và 0,5kg NPK cho 100m2 ao. Sau đó cho nước sông vào đạt độ sâu 1m (nước sông phải qua lưới lọc để tránh cá dữ). Khi mùi nước trong ao ương có mùi đặc trưng của nước sông là đạt yêu cầu. Phơi nắng ao một tuần cho nước có màu xanh của tảo thì tiến hành làm vèo trong ao.
Làm vèo trong ao: Chăng 4 cọc tre trong ao bằng kích thước của vèo, sau đó căng theo 8 góc. Trong trường hợp có kích thước lớn thì có thể đóng thêm cọc tre theo đường viền của vèo. Luồn dây sắt theo đường viền của vèo rồi căng ra theo các cọc tre. Căng vèo xong tiến hành tháo thêm nước sông vào cho độ sâu nước trong vèo đạt 1,5m. Xung quanh vèo đặt thêm những bó chà cho tôm có chỗ trú ẩn khi nắng nóng và cũng là nơi lột xác của tôm. Có thể thả trong ao ít bèo lục bình cho mát nước và đồng thời làm thêm sàn ăn bằng tre trong vèo.
Thả tôm trong vèo: Khi làm vèo xong thì thả tôm post, mật độ 300 – 500 con/m2 (nếu không có sục khí, nếu có sục khí thì thả cao gấp đôi). Cần chú ý tùy theo số lượng tôm thả mà treo các bó chà cho phù hợp.
Chăm sóc tôm: Cho tôm ăn một ngày 4 lần bằng thức ăn công nghiệp dạng viên. Lượng thức ăn của tôm bằng 1/10 trọng lượng tôm thả và mỗi ngày tăng lên 5 – 7% so với trọng lượng ban đầu. Cứ 2 ngày thì lấy bàn chải chà quanh vèo một lần, làm tăng độ thoáng khí cho vèo và khoảng 4 – 5 ngày phải vệ sinh sàn ăn và bó chà. Kiểm tra xem trong ao có các loại cá tạp, cá dữ, ếch nhái vào không, nếu có cần phải có biện pháp diệt ngay. Sau 1 tháng thì tiến hành vớt những con to, có chiều dài khoảng 4 – 5cm, trọng lượng 1,5 – 2g/con để thả ra ruộng. Những con nhỏ hơn ương thêm 1 tháng nữa mới thả hết sang ruộng rộng.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh (TCX) đã và đang khẳng định được hiệu quả trong quá trình nuôi trồng; được nhiều người chọn nuôi, do ít rủi ro dịch bệnh và hiệu quả ổn định.

Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.

Nhằm giúp bà con nuôi tôm theo dõi sát diễn biến môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ của tôm, để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đem lai năng suất cao, từ đầu tháng 5 năm 2009 đến nay, Công ty Diên Khánh đã tổ chức 3 đoàn cán bộ, kỹ sư đến từng khu vực tiến hành kiểm tra tôm định kỳ cho bà con.

Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).