Kinh Nghiệm Trồng Lạc Thu Đông

Trong vài năm gần đây, bà con nông dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trồng lạc thu đông trên chân đất đậu tương hè, lúa mùa sớm bán giống trồng lạc vụ xuân cho thu nhập cao. Trồng thâm canh 1 sào Bắc bộ lạc thu đông, năng suất 90-100kg, cho thu 1,8-2 triệu đồng.
1. Giống và thời vụ
Giống lạc: Có thể trồng một số giống lạc có năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định như: MD7, MD9, L12, L14, L18, L23…
Thời vụ trồng: Trồng từ 20/8-30/9. Tốt nhất là 20/8-20/9.
2. Trồng, chăm sóc
Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ chân đất trồng đậu tương hè hoặc lúa mùa sớm, chân mạ mùa để trồng lạc. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống. Lượng giống cần cho 1 sào 360 m2 7-7,5 kg lạc vỏ. Trước khi bóc trồng nên phơi lại 1-2 nắng nhẹ (30 - 32oC) để tăng sức nảy mầm cho hạt giống và tưới nước đảm bảo 65- 70% độ ẩm đất.
Lượng phân bón tính cho 1 sào gồm: Phân chuồng hoai mục 250 - 300 kg; đạm ure 4 - 5 kg; supe lân Lâm Thao 20 - 25 kg; kali clorua 5 - 6 kg; vôi bột 20 - 25 kg.
Trồng theo phương pháp trồng 2 hàng dọc trên luống nhỏ, dễ thoát nước, tận dụng được "ưu thế hàng rìa". Lên luống rộng 55-60cm, cao 25 - 30cm. Trồng hai hàng dọc trên luống cách nhau 25-30cm, cách mép luống 12cm, tra 2 hạt/hốc cách nhau 10-12cm, đảm bảo mật độ 30-35cây/m2. Bón lót 50% vôi bột trước lúc lên luống, bón vào rạch giữa luống toàn bộ các loại phân. Lấp một lớp đất mặt nhỏ hay phù sa, bùn ao ải đập nhỏ dày 3- 4cm lên trên hạt. Tiến hành phun thuốc trừ cỏ ngay sau khi trồng bằng các loại thuốc như: Dual, Ronsta, Butavi...
Kỹ thuật che phủ nilon, xác hữu cơ cho lạc: Dùng nilon màu trắng có độ dày 0,007-0,01mm, hình ống, khổ 45-50cm, rọc làm đôi trùm kín luống lạc, dùng cuốc vét đất hai bên rãnh luống chèn kỹ xung quanh và giữa để gió khỏi làm bay nilon. Do trùm nilon kín nên mặt luống được giữ ẩm, không bị chim, chuột phá hại và ấm hơn ngoài trời 4-5oC, kết quả là lạc nhanh mọc, mọc đều hơn không che nilon khoảng 7-10 ngày. Khi nào thấy lạc mọc đội nilon, cần dùng tay xé nilon rộng 5-7cm cho cây lạc chui ra khỏi nilon. Nếu cây lạc nào có lá mầm nằm trong đất ta phải dùng tay vén đất để lộ 2 lá mầm ra ngoài không khí. Khi cây lạc tắt hoa bón nốt 50% vôi bột còn lại, rắc trực tiếp vào gốc cây lạc.
Che phủ xác hữu cơ thay nilon, dùng rơm, rạ, thân cây đậu tương cắt ngắn 20-25cm, che phủ toàn bộ mặt luống sau khi bón lót đầy đủ các loại phân, phun thuốc trừ cỏ lên bề mặt luống. Vạch lỗ tra hạt giống theo khoảng cách đã định.
Bà con nông dân Hiệp Hoà có kinh nghiệm dùng 30-50kg phân hữu cơ vi lượng PTS9 tưới vào rạch thay phân chuồng. Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái ngâm hạt giống trước khi gieo và phun 5 lần cho lạc từ lúc có 3-4 lá thật, khoảng 10 ngày/lần. Kết quả cho thấy: Sử dụng hai sản phẩm mới này giảm được 50% phân đạm, sâu bệnh hại lạc cũng giảm đáng kể. Tăng 30% năng suất so với đối chứng thâm canh thông thường, củ lạc to, vỏ sáng, hạt lạc rất mẩy.
Tưới nước cho lạc, cây lạc cần độ ẩm 65 - 70% độ ẩm đất từ khi gieo đến bói hoa và 70 - 80% từ khi ra hoa rộ đến chắc hạt mới cho năng suất cao.
3. Thu hoạch
Khi nhổ thăm thấy 80% củ già trở lên là tiến hành thu hoạch lạc, rửa sạch phân loại củ già, bánh tẻ, củ non để sử dụng các mục đích khác nhau
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.