Kinh Nghiệm Thâm Canh Cà Chua Bền Cây Sai Quả

Vụ cà chua thu đông trồng vào tháng 7-8, thu hoạch tháng 9-11 ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc cho thu nhập rất cao. Thâm canh 1 sào Bắc bộ 360m2 cà chua thu đông đạt sản lượng 1-2 tấn cho thu 8-10 triệu đồng.
Xin giới thiệu kinh nghiệm thâm canh để cà chua bền cây, sai quả.
Chọn giống cà chua phù hợp: Vụ cà chua thu đông thường gặp nhiệt độ cao, mưa lớn giai đoạn cây con đến quả non làm cho cà chua dễ nhiễm các bệnh virus xoăn lá (hoa lá, hủi), bệnh héo vàng do nấm, héo xanh vi khuẩn. Nên chọn giống cà chua chiụ nhiệt, chống bệnh virus, héo xanh vi khuẩn tốt để trồng trong vụ sớm. Có thể chọn một các giống cà chua Kim Cương số 2; Đại Minh Châu; Nông Hữu 209; P/S BM 199F1; VL.2000; Pháp xanh; F1Challager; C115...
Bố trí trồng cà chua trên chân ruộng tốt, nhiều màu, chủ động nước, luân canh với cây trồng khác (vụ trước không trồng các cây họ cà). Tốt nhất là chân đất 2 lúa hoặc lúa xuân - mạ mùa.
Bón phân cân đối, sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục để bón cho cà chua vụ này. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để bón lót hoặc tưới thúc cho cà chua, vì trong phân chuồng tươi thường chứa nhiều nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Che phủ mặt luống bằng bạt nilon hai mặt hoặc xác hữu cơ (rơm, rạ, thân lá cây xanh) để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi đất.
Giai đoạn sinh trưởng đầu từ khi trồng đến ra hoa bón ít đạm, cân đối với kali để thân cây mập, thấp, nhanh ra hoa. Thời kỳ quả non và sau mỗi đợt thu quả cần bón thúc đạm và kali tỷ lệ 1N : 1,5K2O đồng thời phun thêm một trong các chế phẩm phân bón qua lá như: K-H701/702; BiO-Plant; K-Humate… giúp cho cà chua sai hoa, đậu nhiều quả, mẫu mã quả đẹp, tăng 10-15% năng suất quả.
Sử dụng một số loại phân bón mới như NeB-26; Penac P có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật có ích trong đất, làm đất tơi xốp và gia tăng sức chống bệnh cho cà chua.
Sử dụng sản phẩm Phytoxin VS, một loại “vacxin” cho cây trồng có tác dụng phòng các loại bệnh do virus (xoăn lá, hoa lá), héo xanh (do nấm, vi khuẩn), mốc sương, đốm lá có hiệu quả cho cà chua, đảm bảo chắc chắn vụ cà chua bội thu.
Cách sử dụng Phytoxin VS như sau: Giai đoạn cây con, phun ướt hạt cà chua đã ngâm ủ nứt nanh, để hong khô trong bóng râm sau đó đem gieo. Phun cho cà chua con 2 lần lúc có 1,5 lá thật và trước trồng 1-2 ngày. Khi trồng ra ruộng sản xuất, phun lần 1 sau trồng 7 ngày và những lần sau cách nhau 12-15 ngày, lần cuối cùng trước khi hoại ruộng 30 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phần trên mới bị héo đi

Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 - 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54oC trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb... Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.

Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng

Cà tím là một loại rau khá quen thuộc ở nước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái... thì nhện đỏ cũng là một đối tượng gây hại tương đối nhiều cho cây cà (tùy theo vùng và mùa vụ trong năm) đôi khi khá trầm trọng, làm cho bộ lá của cây cà mất mầu xanh, bị bạc trắng, vàng úa rồi trút rụng sớm