Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
Ngày đăng: 29/05/2014

Tái canh cà phê là một biện pháp đúng đắn, nhằm thay thế giống cà phê cũ, đã bị thoái hóa, bằng giống cà phê mới cao sản cho năng suất, chất lượng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, nhiều địa phương đã tiến hành tái canh cà phê với nhiều cách làm khác nhau.

Tại huyện Bảo Lâm, với sự chỉ đạo của UBND huyện, sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng NN-PTNT, việc tái canh cà phê đã diễn ra từ nhiều năm trước và đạt được kết quả khả quan, với diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo lên đến trên 13.103ha.

Ông Đậu Văn Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: diện tích tái canh cà phê ở huyện Bảo Lâm đã rút ngắn được thời gian cho thu hoạch.

Nếu tái canh bằng cách chặt bỏ toàn bộ, cuốc hố trồng mới, thì sau hai năm giống cà phê mới cao sản mới bắt đầu cho thu hoạch, nhưng nếu ghép cành thì chỉ một năm sau, vườn cà phê tái canh đã có thể cho thu hoạch, với lại trong thời gian chờ đợi cà phê ghép cho thu hoạch, vẫn tận thu được một ít sản lượng từ những cành phát triển tốt của cây cà phê mẹ còn giữ lại.

Điều đáng nói nữa là, hầu hết các vườn cà phê tái canh theo phương pháp nói trên trên địa bàn huyện Bảo Lâm đều phát triển tốt, cho năng suất rất cao, bình quân đạt trên dưới 27 tạ cà phê nhân/ha, cao hơn nhiều so với cà phê giống cũ trước khi tái canh.

Từ kinh nghiệm của nông dân Bảo Lâm trong tái canh cà phê, nông dân ở các địa phương khác cũng học hỏi làm theo và đạt được kết quả khả quan.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

31/05/2013
Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

31/05/2013
Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

31/05/2013
Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận) Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận)

Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

01/06/2013
Công Bằng Nào Cho Cá Tra Việt Nam? Công Bằng Nào Cho Cá Tra Việt Nam?

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố tăng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) lên 1,29 đô la/kg, tăng 67% so với mức 0,77 đô la/kg đưa ra trước đó trong tháng 3-2013 vì cho rằng đã có sai sót trong tính toán.

01/06/2013