Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đạt Hiệu Quả Cao

Đến đội 9, thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên (Hưng Yên), nhình đàn gà ta thả ven đồng, con nào con nấy khoẻ mạnh, lông vàng au, mào đỏ, nhanh nhẹn, ai cũng thích. Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang lao đao vì dịch cúm gia cầm thì ông Nguyễn Văn Tụ rất yên tâm nuôi gà do phòng chống dịch bệnh tốt.
Hỏi về kinh nghiệm chăn nuôi và bí quyết thành công, ông Tụ không giấu giếm: Khi mua giống, phải chọn con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cầm lên thấy nặng chắc hơn con khác. Mang về phải cho uống khánh sinh tổng hợp (gọi là úm gà con) hoà với nước sôi để nguội; cho uống 3 ngày liên tục. Sau đó 1 tuần cho uống 2 lần.
Ngày thứ 7 (tính từ mua về) nhỏ văcxin Natana đợt I vào mắt, mũi, miệng (mỗi nơi 1 giọt). Đến ngày 14, tiếp tục nhỏ thuốc chống bệnh Niu-cát-xơn. Nếu gà mắc bệnh cúm (còn gọi là gum) sẽ có hiện tượng cắm mỏ xuống đất, xoã cánh. Để phòng bệnh phải luôn quan sát kỹ đàn gà. Nếu phát hiện bệnh phải tiêm ngay (tiêm đùi 1,2cc/con). Đến ngày 24 (nếu gà không bị bệnh), tiêm phòng gum.
Ngoài ra còn phải theo dõi đàn gà khi thời tiết thay đổi. Cảm thấy không an toàn thì mua thuốc Nam Thái 3.000 đồng/gói (10g) và thuốc Covít 3.000 đồng/gói (10g) phòng bệnh phân trắng và tụ huyết trùng (hoà nước đun sôi nguội cho gà uống).
Sau khi nuôi 3,5 - 4 tháng có thể xuất bán. Lúc này trọng lượng gà đạt 1,7-1,8 kg/con.
Về thức ăn: Từ lúc bắt về phải cho ăn cám đậm đặc và cám ngô (hoặc gạo). Trộn theo tỉ lệ 1:1, sau đó tăng dần cám ngô lên theo tỉ lệ 1:1,5, rồi 1:2 (1 đậm đặc, 2 cám ngô hoặc gạo).
Đến ngày thứ 21 thì thái rau muống hay lá bắp cải, rau diếp… rửa sạch, vẩy hết nước, trộn với cám cho gà ăn.
Chuồng trại làm đơn giản, cách xa nơi ở và chuồng lợn, càng thoáng càng tốt. Nên làm sàn, dưới sàn lót vải bạt, hàng ngày nhắc tấm vải bạt để lấy phân và thức ăn thừa nuôi cá.
Lúc gà còn nhỏ tuỳ theo thời tiết mà thắp đèn sưởi ấm, có thể dùng bóng 100 W, 75W, sau cùng là 25W. Khi gà đạt trọng lượng 1kg thì không cần sưởi ấm, 10 giờ đêm để gà đi ngủ. Có như vậy mới mau lớn.
Cần bố trí nuôi gà ở ven đồng, ven đầm (có kiểm soát) vì ở đây có nhiều nguồn thức ăn như cỏ, thóc, côn trùng. Mặt khác những nơi này thoáng đãng, gà vận động nhiều nên thịt chắc, mau lớn và ít bị bệnh
Có thể bạn quan tâm

Gà có thể được được hưởng những lợi ích bất ngờ từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, có thể cho gà ăn prôtêin lấy từ men được sử dụng để ủ ethanol sinh học, nhờ một nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật (EPSRC) hỗ trợ

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí mBio® - tạp chí truy cập trực tuyến của Hiệp hội Vi sinh vật, trái ngược với suy nghĩ thông thường của chúng ta rằng tác nhân gây bệnh từ thực phẩm Campylobacter jejuni không phải là một vật hội sinh vô hại ở gà nhưng có thể gây bệnh cho một số giống gia cầm.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pertanika Journal of Tropical Agricultural Science, một nhóm nghiên cứu cho biết: cả ba chủng thuộc nhóm vi khuẩn lactic Lactobacillus salivarius có khả năng sẽ tồn tại và xâm chiếm đường tiêu hóa của gà.

Bộ lông ảnh hưởng đến nhiệt và bảo vệ da khỏi sự va chạm và xây xát từ những con gà khác. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các chương trình hạn chế thức ăn của vật nuôi được giữ làm giống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mô ở thế hệ đời sau của gà giò.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đánh giá việc sử dụng vắc-xin sống mới để ngăn ngừa viêm ruột hoại tử ở gà.