Kinh Nghiệm Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Nước Mắm Phú Quốc Tại EU

Giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) có thể được được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng và giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác.
Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, "Tuần lễ truyền thống chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc" đã kết thúc với hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lí cho nước mắm Phú Quốc tại châu Âu do EU-MUTRAP, Phái đoàn Liên minh Châu Âu và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, tháng 7/2013, tại Brussels (Vương quốc Bỉ), Liên minh Châu Âu (EU) đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm Việt Nam. Đây là một trong số ít những sản phẩm của Việt Nam được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lí nên rất cần phổ biến kinh nghiệm cũng như là bài học cảnh báo với những sản phẩm nông nghiệp truyền thống khác của Việt Nam.
Theo chia sẻ của ông Bryan Fornari - Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, với người tiêu dùng châu Âu, chỉ dẫn địa lí vô cùng quan trọng vì đây là dấu hiệu trên nhãn sản phẩm khẳng định chất lượng. Và giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) có thể được được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng và giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác.
Từ nay về sau, sẽ không có thêm bất cứ DN hay tổ chức nào được đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc nữa.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ khi đóng vai thương lái thu mua mới có cái nhìn thật nhất về giá vải thiều ở “thủ phủ” Bắc Giang. Người nông dân đã và đang mất ăn mất ngủ vì vải thiều. “Đến hẹn lại lên”, do không tìm được đầu ra, người nông dân than trách: Thông tin không chuẩn xác như lâu nay chẳng khác gì “cầm dao cứa vào tim chúng tôi”!

Một thương lái bị bắt quả tang dùng nam châm gắn vào cân đồng hồ trong lúc cân tôm của nông dân, làm sai lệch trọng lượng đến 50% nhưng công an nói không có cơ sở để xử lý

Những tuần qua, ngư dân tại các vùng biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều được mùa cá nục.

Cuối năm nay, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với đó, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị ký kết như FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc... đang mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam khi hàng rào thuế quan đối với mặt hàng này hầu hết được dỡ bỏ.

Ông Nishikawa Yasuo - đại diện Văn phòng nghị sĩ Nishikawa đã thông báo Bộ Nông - Lâm - Thuỷ sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai vào thị trường nước này.