Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Nước Mắm Phú Quốc Tại EU

Kinh Nghiệm Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Nước Mắm Phú Quốc Tại EU
Ngày đăng: 24/07/2014

Giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) có thể được được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng và giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác.

Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, "Tuần lễ truyền thống chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc" đã kết thúc với hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lí cho nước mắm Phú Quốc tại châu Âu do EU-MUTRAP, Phái đoàn Liên minh Châu Âu và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, tháng 7/2013, tại Brussels (Vương quốc Bỉ), Liên minh Châu Âu (EU) đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm Việt Nam. Đây là một trong số ít những sản phẩm của Việt Nam được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lí nên rất cần phổ biến kinh nghiệm cũng như là bài học cảnh báo với những sản phẩm nông nghiệp truyền thống khác của Việt Nam.

Theo chia sẻ của ông Bryan Fornari - Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, với người tiêu dùng châu Âu, chỉ dẫn địa lí vô cùng quan trọng vì đây là dấu hiệu trên nhãn sản phẩm khẳng định chất lượng. Và giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) có thể được được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng và giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác.

Từ nay về sau, sẽ không có thêm bất cứ DN hay tổ chức nào được đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc nữa.


Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015
Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

06/08/2015
Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

06/08/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

06/08/2015