Kinh Ngạc Hai Giống Siêu Khoai Lang

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.
Hai giống khoai lang này có tên là Hà Nam Vương và Quảng Đông 1, đều có xuất xứ của Trung Quốc, do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn trực tiếp tổ chức NK về Việt Nam vào tháng 7/2012, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây là đơn vị được giao trồng khảo nghiệm lần đầu tiên tại xã Cư Yên (Lương Sơn, Hòa Bình). Đây là giống khoai lang nổi trội nhất trong số hàng chục giống khoai lang mới, vừa được ông Nguyễn Công Tạn NK từ Trung Quốc và khảo nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây.
Mặc dù mới vụ đầu tiên trồng thử nghiệm tại vùng đất đồi cằn cỗi tại xã Cư Yên, lại lệch thời vụ (trồng từ giữa tháng 9/2012), điều kiện và kỹ thuật chăm sóc chưa đảm bảo (không có phân chuồng, phân hữu cơ...), tuy nhiên, hai giống khoai lang này đã cho thấy khả năng thích nghi, sức chống chịu rất tốt với điều kiện đất đai của nước ta. Đặc biệt, cả hai giống đều cho năng suất củ hết sức đáng ngạc nhiên, tới 40 tấn/ha. Theo ông Nguyễn Công Tạn, khi hoàn thiện công tác khảo nghiệm và hoàn chỉnh về độ thuần, nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, hai giống khoai lang này có thể cho năng suất “khủng”, tới 100 tấn/ha! Đáng kinh ngạc, cả hai giống khoai lang đều có thể cho ra những củ khoai nặng từ 1 – 1,5kg là chuyện... hết sức bình thường!
Thông tin “sốc” về hai giống khoai lang trên có thể sẽ mở ra đột phá mới trong ngành trồng trọt nước ta. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành chế biến tinh bột cây có củ trong những năm tới. Chúng tôi xin giới thiệu những thông tin chi tiết về hai giống khoai lang này:
- Giống khoai lang Hà Nam Vương: Xuất xứ vùng Hà Nam (Trung Quốc), lá hình tim, thân lá màu xanh, dạng nửa thân bò, vỏ củ màu đỏ, ruột củ màu trắng, có khả năng thích nghi cao với mọi vùng khí hậu. Củ khoai có hàm lượng tinh bột rất cao, chiếm 28% nên đây là giống khoai lang chủ yếu dùng để chế biến tinh bột. Giống khoai này có thể trồng với kỹ thuật truyền thống tại nước ta. Thời gian trồng tới khi thu hoạch từ 100 đến 120 ngày, hoặc khuyến khích kéo dài thêm thời gian để củ khoai tích lũy hàm lượng tinh bột tối đa.
Tại các diện tích trồng thử nghiệm vụ đầu tiên ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho thấy: trung bình mỗi gốc cho từ 4 – 6 củ, gốc nhiều có thể cho 10 – 12 củ/gốc; khối lượng củ trung bình từ 400 – 500g; khối lượng củ tối đa lên tới 1,45kg; khối lượng củ trung bình/gốc từ 2 – 2,5kg. Như vậy, theo tính toán, với mật độ trồng khoai lang trung bình từ 35 – 40 nghìn gốc/ha, nếu trồng đạt yêu cầu kỹ thuật, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất SX thực tế từ 75 – 80 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể tới 130 tấn/ha. So với năng suất của các giống khoai lang địa phương ở vùng ĐBSH hiện nay khoảng từ 9 đến 15 tấn/ha, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất cao gấp 6 – 7 lần.
- Giống khoai lang Quảng Đông 1: Xuất xứ vùng Quảng Đông (Trung Quốc), lá hình tim, thân lá màu tím, dạng nửa thân bò. Vỏ củ màu trắng, ruột củ màu vàng nhạt, chất lượng củ dẻo, thơm ngon, hàm lượng tinh bột cao nên rất thích hợp làm thực phẩm ăn tươi rất có giá trị. Giống có khả năng thích nghi cao với mọi vùng khí hậu. Giống khoai này có thể trồng với kỹ thuật truyền thống tại nước ta, thời gian trồng tới khi thu hoạch khoảng 120 ngày, khuyến khích kéo dài thêm thời gian để củ khoai tích lũy tinh bột tối đa.
Tại các diện tích trồng thử nghiệm ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho thấy: trung bình mỗi gốc có 5 củ, gốc nhiều có 8 – 10 củ; khối lượng củ trung bình đạt 300 – 400g; khối lượng củ tối đa lên tới 1,1kg; khối lượng củ trung bình/gốc đạt 0,8kg. Về lí thuyết, với mật độ trồng trung bình từ 35 – 40 nghìn gốc/ha, giống có khả năng cho năng suất thực tế 30 – 35 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể lên tới 40 – 50 tấn/ha.
Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết sau thời gian khảo nghiệm, trước mắt sẽ nhanh chóng phổ biến hai giống khoai lang này cho nông dân địa phương lân cận SX để đánh giá thêm. Viện này cũng khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tổ chức, DN có thiện chí hợp tác nhằm sớm đưa các giống khoai lang này ra SX đại trà, đặc biệt là gắn với công nghệ chế biến tinh bột.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.