Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng nhờ giá

Theo ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2014, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam là 156.000 tấn, giá trị thu về là 1,2 tỉ đô la Mỹ. Còn năm 2015, lượng hồ tiêu xuất khẩu chỉ vào khoảng 130.000 tấn, nhưng bù lại, giá bán luôn ở mức trên 9.000 đô la Mỹ/tấn nên giá trị thu về gần tương đương năm ngoái.
“Chúng tôi đưa ra số lượng hồ tiêu xuất khẩu dựa trên những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng của các địa phương trồng hồ tiêu, căn cứ trên lượng hồ tiêu dự trữ của người dân. Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, năng suất hồ tiêu của nhiều địa phương giảm nên sản lượng giảm, kéo theo lượng xuất khẩu giảm theo”, ông Tụng giải thích cho số liệu dự báo mà VPA đưa ra.
Trước đó, VPA đã có hai đợt khảo sát các tỉnh trồng hồ tiêu ở các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và kết quả khảo sát cho thấy, do ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất trồng tiêu giảm đáng kể, có địa phương năng suất giảm đến 40% so với vụ trước.
Trong những năm qua, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50% lượng hồ tiêu thương mại thế giới. Vì thế, khi Việt Nam bị mất mùa hồ tiêu, giá hồ tiêu trên thị trường thường có xu hướng tăng. Theo ông Tụng, trong suốt 8 tháng qua, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đều ở mức trên 9.000 đô la Mỹ/tấn.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 8 tháng của năm nay là 104.000 tấn, giá trị thu về là 978 triệu đô la Mỹ, giảm gần 22% về lượng nhưng chỉ giảm 1% về giá trị. Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 9.373 đô la Mỹ/tấn, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hồ tiêu trong ngày 31-8, tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ dao động từ 199.000-204.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm trước.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Việc chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng màu dù đã được Chính phủ và Bộ NNPTNT chủ trương thực hiện từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn ì ạch. Thậm chí, diện tích màu đang ngày càng giảm mạnh.