Kim Bôi (Hòa Bình) Được Giá Vụ Dưa

Thời tiết lúc trồng không mấy thuận lợi, năng suất dưa hấu, dưa bở không cao như mọi năm nhưng bù lại tình hình thị trường, giá cả lại ổn định suốt từ đầu đến cuối vụ. Chính bởi điều này nên người trồng dưa hấu, dưa bở trên địa bàn huyện Kim Bôi đang trong tâm trạng phấn chấn.
Đã ở vào thời điểm cuối vụ nhưng suốt dọc tuyến đường trải dài từ các xã Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng đến Hợp Kim, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Mỵ Hòa… vẫn còn hàng trăm điểm tập kết, buôn bán dưa bở, dưa hấu. Nông dân trồng dưa trên đất ruộng, đất bãi vẫn mải miết thu hái những lứa dưa kỳ cuối hiện chỉ còn tính bằng ngày.
Ông Bùi Văn Nhinh ở xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng cho biết: Do mưa vào lúc dưa đang ra hoa, đậu quả nên tỷ lệ đậu giảm, sản lượng thu đạt thấp (chỉ đạt khoảng 70% so với các năm trước). Tuy nhiên, nhờ bà con chủ động trong quá trình thu hoạch, theo dõi sát sao tình hình thời tiết nên diện tích dưa ở vùng này không bị ảnh hưởng đáng kể, kể cả khi phải trải qua 2 đợt mưa to, lốc xoáy tại địa bàn.
Tuy các lứa quả không vượt trội so với mọi năm nhưng ở vụ dưa năm nay, cỡ quả có sự đồng đều, chất lượng lại không hề thua kém.
Do vậy mà dưa hấu, dưa bở Kim Bôi tiếp tục được thị trường ưa chuộng bởi màu sắc tươi đỏ, vị ngọt đậm của dưa hấu và độ bở, ngọt mát của dưa bở vốn thích hợp trồng trên đồng đất nơi đây. Theo ông Bùi Xuân Bộ - Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện, ở vụ này, toàn huyện trồng gần 127 ha dưa hấu và 131,5 ha dưa bở. So với các vụ trước, diện tích trồng dưa giảm chừng dăm chục ha.
Các xã đứng đầu về diện tích vụ dưa vẫn là Nam Thượng, Hợp Kim, Sào Báy, Mỵ Hòa, Vĩnh Tiến… Về năng suất vụ này qua kiểm tra thực tế và phản ánh của người trồng thì đối với dưa hấu chỉ đạt trên, dưới 17 tấn/ha, dưa bở đạt 15 – 17 tấn/ha.
Tham khảo tại các điểm bán dưa dọc tuyến đường, giá dưa hấu bán tại ruộng từ 8.000 - 12.000 đồng/kg tùy loại, dưa bở giá 5.000 – 6.000 đồng/kg. Bà Bùi Thị Nỏn – hộ trồng dưa ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến cho biết: Dạo đầu mùa, giá dưa bở bán buôn cho khách đều trên 10.000 đồng/kg. Ở kỳ giữa, khi các lứa dưa thu rộ, giá thấp nhất là 3.000 đồng/kg. Giờ cuối vụ, thời tiết nắng, nóng nên dưa hấu, dưa bở bán chạy và được giá hơn.
Đem so sánh với các vụ dưa năm 2012, 2013, dưa tiêu thụ chậm, giá dưa bở có lúc chỉ 500 – 1.000 đồng/kg, nhiều nhà trồng dưa rơi vào tình cảnh phải đem dưa làm thức ăn cho gia súc… thì vụ này, người trồng dưa được lợi hơn.
Năng suất không cao nhưng giá trị kinh tế khá đã tạo động lực để nông dân các xã trên địa bàn huyện hăng hái, khẩn trương tận thu sản lượng dưa và chuẩn bị bước vào sản xuất vụ tiếp theo. Đồng thời, người trồng dưa cũng phấn khởi, lạc quan khi lựa chọn duy trì trồng dưa ở các vụ sau trên phần quỹ đất thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…