Kim Bình - Xã trăm triệu đồng nhờ chuối tây

Dễ kiếm tiền từ chuối
Đến Kim Bình bây giờ, nhìn lên quả đồi nào cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của chuối. Hàng chục năm gắn bó với cây chuối tây, chưa khi nào ông Hà Công Dũng – Trưởng thôn Khuổi Chán thấy chuối của đồng bào Tày mình làm ra bị ế, mà ngược lại lúc nào cũng bán chạy, trồng ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó. Đặc biệt là các sản phẩm từ loại cây này được người dân khai thác hết tiềm năng, ngoài việc bán quả và hoa, các phụ phẩm của chuối như thân cây, lá, củ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Nhà trồng hơn 1ha chuối, mỗi năm gia đình ông Dũng thu hoạch hàng chục tấn quả, chưa kể tiền hoa chuối, đã có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Vừa thong thả dọn cỏ cho đồi chuối, ông Dũng bảo: “Ở miền đất núi này, kiếm được tiền triệu từ cây ngô, sắn thì khó, chứ kiếm từ chuối tây thì quá dễ dàng, bởi loại cây này không đòi hỏi chi phí đầu tư, công sức nhiều mà hiệu quả mang lại rất cao”- ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết thêm, tuy nghề trồng chuối đã có từ lâu, nhưng việc phát triển những năm gần đây mới thực sự rõ nét, do sản phẩm chuối xuất khẩu sang được thị trường Trung Quốc rất ổn định và được giá. Tại Kim Bình, ngoài gia đình ông Dũng, còn hàng trăm hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm từ việc phát triển loại cây này, như hộ ông Nguyễn Khắc Phi trồng 3ha chuối, nuôi 5 con trâu thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm, hộ ông Triệu Văn Yên (dân tộc Dao) thu gần 200 triệu đồng… Nhiều người gọi Kim Bình là xã trăm triệu. Ông Phi cho biết: “Chỉ cần trồng cây giống, bón lót phân 1 lần và làm cỏ định kỳ là có thể thu quả chuối cả năm, mà không cần tốn thêm chi phí mua phân, thuốc trừ sâu như các loại cây trồng khác”.
Đầu ra ổn định
Tại điểm đầu mối thu mua chuối của bà Hoàng Thị Vân (42 tuổi) ở thôn Đồng Ẻn lúc nào cũng tấp nập người dân chở chuối đến bán, ai cũng phấn khởi vì chuối bán được giá. Bà Vân bảo: “Tôi làm lái chuối quanh năm, ngày nào cũng như ngày nào trực 24/24 giờ để nhận hàng của bà con. Được cái đầu mối phía Trung Quốc họ lấy nhiều nên việc kinh doanh cũng thuận lợi”.
Bà Vân cho biết, giá chuối quả đang thu mua là 4.000- 6.000 đồng/kg tùy loại, còn bắp (hoa chuối) thu mua 17.000 đồng/kg. Do nguồn cung dồi dào, nên cứ vài ngày thu được khoảng gần 30 tấn hàng, bà Vân lại gọi xe tải đến chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. “Không bấp bênh như ngô, sắn, giá chuối nhiều khi còn lên đến trên 10.000 đồng/kg, có nhiều hộ 1 lần thu hoạch mang ra điểm bãi đổ hàng, cầm tiền triệu trong tay là bình thường” – bà Vân cho hay.
Ông Đào Ngọc Vang –Chủ tịch UBND xã Kim Bình cho biết: “Cây trồng mang lại thu nhập cao nhất của xã vẫn là chuối tây. Diện tích chuối của xã hiện trên 500ha. Hơn 90% số hộ dân (hơn 1.000 hộ) của xã tham gia trồng chuối, với thu nhập cao trên dưới 100 triệu đồng/ha”. Ngoài việc trồng chuối lấy quả để bán, người dân còn dùng nấu chế ra loại rượu chuối ngon hảo hạng mang nét đặc trưng riêng của Kim Bình. “Tháng 3.2015 vừa qua, rượu chuối Kim Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.

LMN có sức sống rất kỳ diệu, theo đó nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được, cho đến khi nước rút đi thì bông lúa cũng chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây LMN vươn cao đến gần 4m.

Theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại và trộn đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.

Những năm qua, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ người trồng cam Hàm Yên với nhiều chương trình bán hàng tăng cường, giúp người trồng cam gia tăng tiêu thụ sản phẩm qua kênh siêu thị. Cụ thể, năm 2013, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 350 tấn cam trên các siêu thị thuộc khu vực miền Bắc và Trung.