Kiệu giống rớt giá

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).
Nguyên nhân chính là do kiệu giống tại chỗ đạt năng suất cao nhờ thời tiết thuận lợi, số hộ tự tạo kiệu giống vụ này tăng lên khá nhiều. Mặt khác, năm nay, kiệu giống từ các tỉnh miền Nam ồ ạt đưa về với số lượng đáng kể, trong khi đó nhu cầu giống, diện tích gieo trồng không tăng.
Tuy bị rớt giá, nhưng nhờ năng suất cao bù lại, người trồng kiệu giống ở Phù Mỹ, nhất là ở các xã Mỹ Trinh, Mỹ Quang, Mỹ Hòa, thị trấn Phù Mỹ, vẫn lãi bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/sào kiệu giống.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian bị lãng quên, hiện vú sữa tím được nhiều nhà vườn ở xã Xuân Hòa (Kế Sách - Sóc Trăng) quan tâm vì đây là loại cây cho lợi nhuận cao nhờ cho thu hoạch sớm hơn 1-2 tháng so với vú sữa Lò Rèn, có thể vận chuyển xa và được thị trường chấp nhận.

Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.

Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, hiện ngành Thú y đang phối hợp với địa phương để thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây và dập dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.