Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Thời gian qua, công tác chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương rất quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, diễn biến tình hình ngày càng phức tạp, tinh vi, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp giữa các tỉnh ÐBSCL chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với những địa bàn giáp ranh của tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, Cà Mau - Kiên Giang.
Ban Chỉ đạo 1226 của tỉnh thông qua báo cáo về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trọng tâm thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng; thông qua dự thảo kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất; đại diện 3 tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, các tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng thu hoạch 7.401 tấn thủy sản các loại, vượt 9,56% kế hoạch 2014. Riêng trong tháng 2 vừa qua, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.335 ha, giảm 179 ha so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.

Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.