Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Thời gian qua, công tác chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương rất quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, diễn biến tình hình ngày càng phức tạp, tinh vi, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp giữa các tỉnh ÐBSCL chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với những địa bàn giáp ranh của tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, Cà Mau - Kiên Giang.
Ban Chỉ đạo 1226 của tỉnh thông qua báo cáo về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trọng tâm thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng; thông qua dự thảo kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất; đại diện 3 tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Có thể bạn quan tâm

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Phước, những năm gần đây được Nhà nước đầu tư xây dựng đường sá, Tiên Hà đã nhanh chóng vươn lên, có một diện mạo tươi tắn khác hẳn trước đây rất nhiều.

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc dự án giám nghèo khu vực Tây Nguyên năm 2015, Ban giảm nghèo huyện Nam Trà My vừa cấp 105 con dê cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (gồm 100 con dê cái, mỗi con trị giá 8 triệu đồng và 5 con dê đực, mỗi con trị giá 25 triệu đồng).

Cơn bão số 3 qua đi là lúc người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tìm cách khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất.

Chiều 21.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chủ trì hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng hoàn chỉnh cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.

Hàng trăm héc ta đất cấp cho doanh nghiệp trồng cao su tại huyện Đông Giang nhưng lại bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên, trong khi người dân địa phương lại thiếu đất đai để sản xuất.