Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Thời gian qua, công tác chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương rất quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, diễn biến tình hình ngày càng phức tạp, tinh vi, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp giữa các tỉnh ÐBSCL chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với những địa bàn giáp ranh của tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, Cà Mau - Kiên Giang.
Ban Chỉ đạo 1226 của tỉnh thông qua báo cáo về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trọng tâm thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng; thông qua dự thảo kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất; đại diện 3 tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.