Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, tỉnh hiện đang tập trung đầu tư các hướng khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước các bãi triều, eo vịnh ven biển, quanh các đảo vào nuôi thủy sản mặn, lợ trên cơ sở tổ chức nhiều mô hình quản lý cộng đồng gắn với sinh kế người dân địa phương.
Đồng thời phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển, bãi triều theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh cải tiến gắn với tham quan du lịch; quản lý tốt môi trường nguồn nước, thức ăn, con giống đảm bảo sản xuất sản phẩm sạch.
Hiện nay, người dân vùng biển tỉnh Kiên Giang đang tập trung nuôi cá lồng bè trên biển với các loài như cá bớp, cá mú, cá cam, cá hường bạc, tôm hùm… tại các khu vực quần đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà Lụa (Kiên Lương), Hải Tặc (thị xã Hà Tiên) và quanh đảo Phú Quốc.
Mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh Kiên Giang đạt 1.500 lồng bè, với thể tích nuôi 150.000m3, sản lượng 3.000 tấn và năm 2020 là 3.000 lồng bè, thể tích nuôi 300.000m3, sản lượng 6.000 tấn.
Để đạt mục tiêu, tỉnh Kiên Giang thực hiện chính sách giao đất, mặt nước khu vực ven biển, ven đảo cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuê nuôi thủy sản ổn định, lâu dài; đầu tư đường giao thông, lưới điện, đặc biệt là cơ sở sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu nguồn giống thả nuôi, nhằm giúp ngư dân chủ động trong nuôi thủy sản ven biển, hải đảo.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ ngư dân vay vốn nuôi thủy sản, tỉnh Kiên Giang đã huy động nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế trên cơ sở tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cơ chế chính sách ưu đãi ổn định và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững.
Đồng thời, tỉnh còn phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã thủy sản theo phương thức cộng đồng cùng quản lý, vừa góp phần bảo vệ tốt môi trường, hạn chế ô nhiễm, vừa tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng ven biển, hải đảo.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, bốn mùa mây phủ, khí hậu mát mẻ quanh năm, chè phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh túy của trời đất tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết đến lạ thường.