Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang Khuyến Cáo Hạn Chế Trồng Lúa IR50404

Kiên Giang Khuyến Cáo Hạn Chế Trồng Lúa IR50404
Ngày đăng: 25/03/2012

Hiện nay, nông dân tỉnh Kiên Giang tập trung thu hoạch rộ lúa Đông Xuân với niềm vui được mùa, năng suất bình quân 6,3 tấn/ha.

Tuy nhiên, một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bởi dù giá bán khá thấp so với những loại lúa thương phẩm hàng hóa khác, nhưng thương lái vẫn không mua.

Tại các vùng trọng điểm lúa như U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành…, trên các phương tiện thu mua lúa, thương lái gắn bảng “lúa 504… không mua” nên nông dân không bán được, dù giá lúa chỉ ở mức 4.000-4.200 đồng/kg.

Trong khi đó, sản lượng lúa này đang tồn trữ khá lớn, nông dân rất cần bán để thanh toán chi phí đầu tư sản xuất, trả nợ vay ngân hàng và trang trải sinh hoạt cho gia đình.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2011-2012, toàn tỉnh xuống giống 290.549/285.000 ha, tăng gần 2% so với kế hoạch, nhưng gieo sạ giống lúa IR50404 chiếm 31% diện tích.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương khống chế diện tích gieo sạ lúa chất lượng thấp không vượt quá 20%, nhưng nhiều nơi nông dân “xé rào,” nhất là huyện Châu Thành, giống lúa IR50404 gieo sạ hơn 70% so với tổng diện tích xuống giống.

Nguyên nhân do những vụ mùa trước, loại lúa này bán có giá nhờ thị trường xuất khẩu gạo cấp thấp thuận lợi, giống lúa IR 50404 luôn đạt năng suất từ 6-8 tấn/ha, nên nhiều nông dân vẫn chuộng loại giống này để gieo trồng.

Theo nhiều thương lái, sở dĩ không mua lúa IR50404 do đây là sản phẩm nông sản chất lượng thấp, chưa ký được hợp đồng mới xuất khẩu loại gạo này với đối tác; thị trường xuất khẩu gạo những tháng đầu năm nay gặp rất nhiều khó khăn và cạnh tranh khá gay gắt, bởi các thị trường gạo cấp thấp đang nổi lên; giá lúa xuống thấp, diễn biến khó lường, nếu mua vào rủi ro rất lớn, thua lỗ khó tránh khỏi.

Trong khi đó, sản phẩm gạo chất lượng cao, gạo thơm nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đang tăng theo chiều hướng có lợi và nhiều đối tác đặt hàng, nên doanh nghiệp tập trung thu mua chế biến để xuất khẩu…

Thực hiện chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối tổ chức thu mua hợp lý, giảm khâu trung gian, nhằm tăng thêm lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Để tránh tình trạng “được mùa mất giá” trong những vụ mùa tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tuyên truyền vận động, khuyến cáo nông dân hạn chế trồng giống lúa IR50404 dưới 20% diện tích, hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi giống, chuyển sang trồng lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị kinh tế, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tỉnh Kiên Giang định hướng quy hoạch lại ngành sản xuất lúa và xuất khẩu lúa gạo trên cơ sở tập trung phát triển nguồn giống chất lượng cao, tái cơ cấu sản xuất để nâng cao thương hiệu và giá trị hạt gạo.

Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” theo hướng doanh nghiệp và nông dân liên kết sản xuất theo các mô hình cánh đồng mẫu lớn; doanh nghiệp xác định đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu hạt gạo Kiên Giang và đặt hàng nông dân sản xuất theo nhu cầu, nhằm tạo ra sản lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu./.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

17/07/2014
Tổng Kết Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Kiểm Soát Chè An Toàn Tại Thanh Sơn Tổng Kết Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Kiểm Soát Chè An Toàn Tại Thanh Sơn

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

05/12/2014
Sản Lượng Tôm Nuôi Ở Bình Định Tăng Khá Sản Lượng Tôm Nuôi Ở Bình Định Tăng Khá

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

17/07/2014
Mùa Sen Trắng Tay Mùa Sen Trắng Tay

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

17/07/2014
Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

05/12/2014