Kiểm Tra Tình Hình Sản Xuất, Cung Ứng Giống Gia Súc, Gia Cầm, Thủy Sản

Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.
Đồng chí Hoàng Công Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ngành kiểm tra cơ sở 2 Trung tâm giống vật nuôi đang xây dựng tại xã Văn Khúc huyện Cẩm Khê.
Sau khi nghe báo cáo về việc thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đồng chí Hoàng Công Thủy khẳng định: Thời gian qua ngành chăn nuôi và thủy sản của tỉnh ta có bước phát triển khá, đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Có được kết quả này do tình có nhiều chính sách tác động, ngành nông nghiệp vận dụng và tranh thủ tốt cơ chế cùng với nỗ lực của người sản xuất.
Tuy vậy qua phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục, do đó ngành Nông nghiệp và PTNT, đặc biệt là hai đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất, cung ứng giống vật nuôi, thủy sản phải rà soát lại tình hình phát triển theo đề án tái cơ cấu ngành đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh phê duyệt.
Trong đó cần khẩn trương lập quy hoạch phát triển chăn nuôi, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 làm cơ sở phát triển giai đoạn tới; ngành và hai đơn vị đánh giá lại việc thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đã ban hành để vận dụng, bổ sung tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giúp nông dân tiếp cận nguồn lực và tiến bộ kỹ thuật tiếp tục đổi mới chăn nuôi, thủy sản.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất, cung ứng giống vật nuôi, giống thủy sản, lựa chọn những khâu cần tập trung để vừa đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất, vừa đảm bảo an toàn, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.

Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Nai đề ra theo kế hoạch năm 2015 đạt khoảng 50 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt 46.800 tấn, gồm: cá 38 ngàn tấn, tôm 7.500 tấn, các loại thủy sản khác 1.300 tấn... Riêng sản lượng thủy sản khai thác ngoài tự nhiên còn khoảng 3.200 tấn, giảm gần 50% so với năm 2014.