Kiểm Tra Tất Cả Trâu, Bò Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Theo Tổng cục Hải quan, việc kiểm tra thực tế toàn bộ các lô hàng trâu, bò sống nhằm đảm bảo về số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hóa nhập khẩu và lô hàng chỉ được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc và đội kiểm soát chống buôn lậu trực thuộc tăng cường thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào, Campuchia vào Việt Nam, kinh doanh trâu, bò nhập lậu.
Cụ thể, các đơn vị hải quan tăng cường điều tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò từ Lào, Campuchia do các thương nhân, hoặc cư dân biên giới vận chuyển qua: cửa khẩu, lối mở, đường mòn, tại các bãi chăn thả dọc biên giới nhập khẩu vào Việt Nam theo đúng quy định hiện hành. Đảm bảo 100% trâu, bò vận chuyển qua biên giới nhập khẩu vào Việt Nam được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan Kiểm dịch có thẩm quyền của tỉnh biên giới để ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ đội Biên phòng, cơ quan Kiểm dịch động vật, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan để điều tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi: buôn lậu và vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào và Campuchia qua biên giới vào Việt Nam; kinh doanh trâu, bò nhập lậu; vi phạm các quy định về thú y và kiểm dịch động vật, theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.