Kiểm Tra Tất Cả Trâu, Bò Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Theo Tổng cục Hải quan, việc kiểm tra thực tế toàn bộ các lô hàng trâu, bò sống nhằm đảm bảo về số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hóa nhập khẩu và lô hàng chỉ được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc và đội kiểm soát chống buôn lậu trực thuộc tăng cường thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào, Campuchia vào Việt Nam, kinh doanh trâu, bò nhập lậu.
Cụ thể, các đơn vị hải quan tăng cường điều tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò từ Lào, Campuchia do các thương nhân, hoặc cư dân biên giới vận chuyển qua: cửa khẩu, lối mở, đường mòn, tại các bãi chăn thả dọc biên giới nhập khẩu vào Việt Nam theo đúng quy định hiện hành. Đảm bảo 100% trâu, bò vận chuyển qua biên giới nhập khẩu vào Việt Nam được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan Kiểm dịch có thẩm quyền của tỉnh biên giới để ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ đội Biên phòng, cơ quan Kiểm dịch động vật, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan để điều tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi: buôn lậu và vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào và Campuchia qua biên giới vào Việt Nam; kinh doanh trâu, bò nhập lậu; vi phạm các quy định về thú y và kiểm dịch động vật, theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.

Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.