Kiểm Tra Tất Cả Trâu, Bò Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Theo Tổng cục Hải quan, việc kiểm tra thực tế toàn bộ các lô hàng trâu, bò sống nhằm đảm bảo về số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá hàng hóa nhập khẩu và lô hàng chỉ được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc và đội kiểm soát chống buôn lậu trực thuộc tăng cường thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào, Campuchia vào Việt Nam, kinh doanh trâu, bò nhập lậu.
Cụ thể, các đơn vị hải quan tăng cường điều tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò từ Lào, Campuchia do các thương nhân, hoặc cư dân biên giới vận chuyển qua: cửa khẩu, lối mở, đường mòn, tại các bãi chăn thả dọc biên giới nhập khẩu vào Việt Nam theo đúng quy định hiện hành. Đảm bảo 100% trâu, bò vận chuyển qua biên giới nhập khẩu vào Việt Nam được thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch động vật của cơ quan Kiểm dịch có thẩm quyền của tỉnh biên giới để ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ đội Biên phòng, cơ quan Kiểm dịch động vật, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan để điều tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi: buôn lậu và vận chuyển trái phép trâu, bò từ Lào và Campuchia qua biên giới vào Việt Nam; kinh doanh trâu, bò nhập lậu; vi phạm các quy định về thú y và kiểm dịch động vật, theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.

Dù lũ nhỏ, nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá xát sông. Người dân chuyên đánh bắt cá mùa lũ trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: Mùa này, lượng cá xát tập trung phía sau bè cá để ăn thức ăn thừa, chỉ cần dùng vợt xúc là dính. Cá xát sông kích thước nhỏ, thịt ngon, ngọt, được bạn hàng bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Bưng thau cá dưới sông lên chợ bán, anh Trần Văn Hai (ngụ cồn Phó Ba) cho biết: “Mỗi buổi chiều, tôi xúc dính khoảng 5kg cá xát sông, bạn hàng thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được gần 200.000 đồng/ngày”.

Do đặc điểm tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, bãi bồi ven biển ở xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh rất thích nghi nuôi nghêu thịt. Nuôi nghêu thịt đem lại lợi nhuận rất cao, ít rủi ro, ít tốn công chăm sóc, từ khi thả giống khoảng 10 - 14 tháng bắt đầu cho thu hoạch.