Kiểm Tra Nhưng Không Phát Hiện Trái Cây Trung Quốc?

Trong khi các cơ quan chức năng khẳng định thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhưng hiện tượng trái cây Trung Quốc đội lốt trái cây Mỹ hoặc VN vẫn tràn lan trên thị trường.
Trao đổi với chúng tôi, Bộ NN&PTNT cho rằng trái cây nhập khẩu vào VN cần có xác nhận kiểm tra chất lượng của Cục Bảo vệ thực vật mới được thông quan.
Nhưng khi lưu thông trên thị trường, có gian lận thương mại hay gian lận về nguồn gốc xuất xứ thì Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương có trách nhiệm kiểm soát chính.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cũng khẳng định thời gian qua các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra liên ngành, nhưng không trả lời câu hỏi đã từng phát hiện trái cây nhập khẩu có gian lận về nguồn gốc xuất xứ hay chưa.
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng việc để trái cây Trung Quốc kém chất lượng xuất hiện tràn lan, không kiểm tra, kiểm soát thuộc trách nhiệm cơ quan quản lý thị trường của Bộ Công thương và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Hàng Trung Quốc tràn vào không chỉ qua đường chính ngạch mà qua đường tiểu ngạch cũng rất nhiều. Thế nhưng, việc kiểm tra chỉ là hình thức, nó cho thấy quản lý không hiệu quả.
Thậm chí, hàng hóa kiểm tra chưa có kết quả đã đến tay người tiêu dùng rồi.
Cũng theo ông Long, chuyện tem, nhãn hàng Mỹ được dán lên sản phẩm trái cây Trung Quốc thuộc trách nhiệm của quản lý thị trường, theo quy định hiện nay hàng hóa ít nhất phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mới được lưu thông mà để việc tem, nhãn tràn lan, gian dối là không thể chấp nhận được.
“Theo tôi, phải có biện pháp mạnh. Làm rõ trách nhiệm, xử phạt nghiêm, có chế tài cứng rắn mới hi vọng cải thiện được tình hình” - ông Long nói.v
Có thể bạn quan tâm

Cũng chừng thời gian này năm ngoái, giá cà phê trên các thị trường tăng mạnh. Mấy ngày qua, giá lại sôi nổi không kém dù ở đỉnh thấp hơn năm ngoái. Có gì xảy ra? Phản ứng thế nào với thị trường như thế này?

Tính đến ngày 26-9-2015, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại, theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Sau hơn 4 năm triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chỉ mới có hơn 300.000 hộ trong tổng số hơn 11 triệu hộ tham gia. Theo nhiều chuyên gia hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp sẽ là phương thức giúp loại hình này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Lần đầu tiên, TPHCM có vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi tại 9 xã thuộc hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, sau khi các xã này áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGap).

Cách đây khoảng 8 năm, tỷ lệ gạo thơm chỉ chiểm khoảng 3% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã chiếm đến 26%. Vì thế, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chọn gạo thơm Jasmine để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trong những năm tới.