Kiểm tra, kiểm dịch hơn 1,2 tỷ con tôm giống

Qua kiểm tra, chất lượng tôm giống tương đối sạch bệnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng kinh doanh con giống kém chất lượng, trốn kiểm dịch (phần lớn là tôm giống bị bệnh).
Cùng thời gian trên, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã phát hiện 5 trường hợp vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch và phạt 17,5 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, nông dân cần mua con giống đã xét nghiệm sạch bệnh và không nên ham rẻ mà mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Đồng thời không nóng vội khi thả nuôi mới, nhất là đối với diện tích mới bị thiệt hại.
Cần làm tốt khâu xử lý, cải tạo môi trường, ao nuôi, xét nghiệm nguồn nước nhằm hạn chế thiệt hại trong vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.
Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.