Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu

Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu
Ngày đăng: 23/09/2015

Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu lượng tôm nguyên liệu nhất định để chế biến, xuất khẩu.

Về kết quả xét nghiệm đối với tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu để gia công xuất khẩu, trong tháng 8, cơ quan Thú y cửa khẩu lấy mẫu giám sát 100% các lô hàng nhập khẩu của 13 Công ty ở Ấn Độ, phát hiện 6 mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng (gồm có 4 mẫu tôm thẻ và 2 mẫu tôm sú).

Liên quan tới kết quả kiểm tra sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, cơ quan Thú y cửa khẩu lấy mẫu 100% lô hàng sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm, chất tồn dư.

Kết quả phát hiện thấy có 2 lô mực đông lạnh có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) có chất tồn dư kim loại nặng (Cadimi) vượt quá giới hạn cho phép.

Trước tình trạng trên, từ 21-9 đến 25-9, đoàn công tác của Cục Thú y sẽ sang Ấn Độ làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền để kiểm tra việc nuôi, chế biến tôm nguyên liệu xuất khẩu sang Việt Nam.

Đồng thời liên hệ, trao đổi với các nước: Indonesia, Nhật Bản, Ecuador, Iran, Malaysia, Thái Lan... để tổ chức các đoàn thanh tra sang kiểm tra vào các tháng tiếp theo. Việc kiểm tra sẽ kết hợp cả việc kiểm tra các cơ sở sản xuất giống thủy sản (tôm giống, cá giống,..) xuất khẩu vào Việt Nam.

Cục Thú y cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường tần suất và số lượng mẫu kiểm tra, giám sát các mầm bệnh truyền nhiễm và chất tồn dư nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến uy tín và giá thành đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, Cục Thú y cũng đề nghị các nước xuất khẩu tổ chức kiểm soát chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và dịch bệnh thủy sản đối với các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm thủy sản và thủy sản giống có các lô hàng nhiễm mầm bệnh và có chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định. 

Cục Thú y cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đối với tôm nguyên liệu và sản phẩm thủy sản khác nhập khẩu để gia công xuất khẩu bị nhiễm bệnh, chất tồn dư, tăng tần suất lấy mẫu từ các nhà máy chế biến để kiểm tra các chỉ tiêu mầm bệnh, chất tồn dư… Nếu tiếp tục vi phạm sẽ thông báo tạm ngừng nhập khẩu vào Việt Nam để gia công chế biến xuất khẩu.

Đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước bị nhiễm vi sinh gây ô nhiễm thực phẩm, chất tồn dư tăng tần suất lấy mẫu từ các nhà máy chế biến để kiểm tra các chỉ tiêu mầm bệnh, chất tồn dư… Nếu tiếp tục vi phạm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ đưa ra khỏi danh sách được phép xuất khẩu vào Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Khóm Tắc Cậu hút hàng Khóm Tắc Cậu hút hàng

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

24/07/2015
Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.

24/07/2015
Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015
Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ hè thu?

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.

24/07/2015