Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm Soát Chặt An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Thủy Sản

Kiểm Soát Chặt An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Thủy Sản
Ngày đăng: 24/06/2012

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.

Bộ cũng yêu cầu Tổng cục Thủy sản đề xuất định mức cho phép của hàm lượng chất Ethoxyquin có trong thức ăn thủy sản, đề xuất các biện pháp kiểm soát sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và cách thức sử dụng phù hợp thức ăn thủy sản chứa Ethoxyquin.

Để tránh thiệt hại cho sản xuất và bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam, Tổng cục Thủy sản cũng đã đề nghị các Chi cục Thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn về cảnh báo của Nhật Bản; đề nghị cam kết không đưa vào thức ăn chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole, trên nhãn mác của bao bì thức ăn cần ghi rõ "không chứa Ethoxyquin, Sulfamethoxazole."

Bên cạnh đó, rà soát trong danh mục thức ăn được phép lưu hành, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản tại địa phương; đồng thời, hướng dẫn người nuôi thủy sản trước khi thu hoạch ngừng cho tôm, cá ăn một ngày để thải hết thức ăn nhằm làm giảm nguy cơ các chất phụ gia từ thức ăn còn tồn dư trong sản phẩm.

Trước đó, do lo ngại chất lượng tôm Việt Nam, Bộ Y tế Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.

Phía Nhật Bản thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 50 - 100% nếu tiếp tục phát hiện dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tích Cực Chăm Sóc Lúa Xuân Tích Cực Chăm Sóc Lúa Xuân

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trên, đặc biệt đối với các trường hợp gieo cấy sớm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

05/03/2015
Lãi Cao Nhờ Tỏi Sẻ Lãi Cao Nhờ Tỏi Sẻ

Như một cơ duyên, vùng đất Dốc Đá Trắng, thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có địa chất, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây tỏi sẻ Lý Sơn nổi tiếng của Quảng Ngãi. Vài năm nay, những hộ dân mạnh dạn đầu tư trồng tỏi sẻ đã có những vụ mùa bội thu.

05/03/2015
Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định

Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.

05/03/2015
Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ

Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.

05/03/2015
Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường” Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường”

Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.

05/03/2015