Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình

Quy định này được áp dụng đối với nuôi cá lồng trong phạm vi vùng hồ Thủy điện Hòa Bình thuộc vùng quy hoạch được UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thành phố phê duyệt. Đối tượng áp dụng bao gồm các hộ, HTX, tổ hợp tác nuôi thuỷ sản bằng lồng khung sắt, lưới có quy mô lồng nuôi từ 50m3/lồng trở lên, có hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện bảo đảm ATTP.
Chính sách hỗ trợ được thực hiện 1 lần bằng tiền sau đầu tư sản xuất để mua lồng khung sắt, lưới, mua con giống và thức ăn, mức hỗ trợ cho 1 lồng tối đa không quá 25 triệu đồng nhưng không quá 80 triệu đồng/năm cho 1 hộ hoặc hộ xã viên.
NSNN đầu tư kinh phí cho các hoạt động: xây dựng quy trình, mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đào tạo nghề cho lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở sản xuất; xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thuộc phạm vi quy định; xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn.

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao