Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá

Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá
Ngày đăng: 31/01/2015

Một số địa phương cho biết số lượng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được quy hoạch là quá ít so với năng lực đánh bắt thủy hải sản.

Chuyển cá từ tàu đánh bắt sang tàu hậu cần
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu quan điểm của Bộ NN&PTNT là khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp đóng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ trong giới hạn quy hoạch số lượng loại tàu này từ nay tới năm 2020 đã được phân bổ cho địa phương.
Hiện nay, số lượng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được quy hoạch là quá ít so với năng lực đánh bắt thủy hải sản.
Chẳng hạn, Bến Tre hiện có khoảng 1.750 tàu đánh bắt xa bờ nhưng số tàu dịch vụ hậu cần chỉ vẻn vẹn 12 chiếc. Theo chỉ tiêu về tàu dịch vụ hậu cần nghề cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT giao cho Bến Tre đóng 5 chiếc nữa nhưng số này cũng không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ đánh bắt của ngư dân.
UBND tỉnh Bến Tre và một số địa phương khác vùng ĐBSCL đã có văn bản kiến nghị đến Bộ NN&PTNT xem xét tăng chỉ tiêu hay hoán đổi linh hoạt số lượng tàu dịch vụ hậu cần.
Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, sản lượng đánh bắt thủy sản theo mục tiêu quy định là 2,2 triệu tấn/năm, trong đó đánh bắt gần bờ là 0,8 triệu tấn, còn đánh bắt xa bờ là 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng thực tế đã nhỉnh hơn con số này, đồng thời sản lượng đánh bắt gần bờ đang có xu hướng tăng lên. Do đó, cơ quan quản lý khuyến khích đánh bắt xa bờ và quan trọng hơn là phải tăng chất lượng hải sản bằng việc bảo quản và đưa về ngay đất liền nhờ tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Cũng để phục vụ cho đánh bắt xa bờ, Bộ NN&PTNT đã quy hoạch đội tàu đánh bắt xa bờ tới năm 2020 gồm 2.097 tàu và 205 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, với ý kiến trên của ông Vũ Văn Tám, số lượng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có thể sẽ tăng so với quy hoạch.
Việc ngư dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp vay vốn đóng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép sẽ được hưởng nhiều lợi ích cao nhất từ Nghị định 67.
Ví dụ về tín dụng, chủ tàu được vay tới 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 1%/năm (được Nhà nước cấp bù lãi suất 6%/năm), trong thời gian 11 năm; được vay vốn lưu động tới 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần cho mỗi chuyến đi biển; được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn bảo hiểm thuyền viên và từ 70 - 90% bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ...
Được biết tới nay đã có hợp đồng tín dụng đóng hai tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được thực hiện giữa ngân hàng nông nghiệp với Công ty cổ phần Thủy sản Lý Sơn, Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Khai Thác Biển Được Mùa Cà Mau Khai Thác Biển Được Mùa

Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.

07/02/2015
Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Gắn Với Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Gắn Với Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

07/02/2015
Tất Bật Nước Mắm Nam Ô (Đà Nẵng) Tất Bật Nước Mắm Nam Ô (Đà Nẵng)

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

07/02/2015
Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

07/02/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Vượt Mốc 8 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Vượt Mốc 8 Tỷ USD

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

07/02/2015