Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.
Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long khuyến khích người dân nên chuyển sang nuôi các loại thủy sản trong mương vườn, ao hồ với các giống cá như: cá trê phi, cá lóc, cá rô phi, tai tượng, cá điêu hồng,… Những loại cá này ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, giá cả ổn định, tiêu thụ thuận lợi, lợi nhuận thu được khá. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay có 3 huyện trong tỉnh đã chuyển 28,4 ha ao, hầm nuôi cá tra sang nuôi đối tượng khác (gồm Bình Tân: 12,85 ha, Vũng Liêm: 9,35 ha và Mang Thít: 6,16 ha). Hiện trong tỉnh còn 323 ha ao, hầm nuôi cá tra và 1.794 ha ao nuôi thủy sản mương vườn, 8,9 ha nuôi thủy đặc sản, 110 ha nuôi thủy sản khác.Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.

Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới.