Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.
Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long khuyến khích người dân nên chuyển sang nuôi các loại thủy sản trong mương vườn, ao hồ với các giống cá như: cá trê phi, cá lóc, cá rô phi, tai tượng, cá điêu hồng,… Những loại cá này ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, giá cả ổn định, tiêu thụ thuận lợi, lợi nhuận thu được khá. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay có 3 huyện trong tỉnh đã chuyển 28,4 ha ao, hầm nuôi cá tra sang nuôi đối tượng khác (gồm Bình Tân: 12,85 ha, Vũng Liêm: 9,35 ha và Mang Thít: 6,16 ha). Hiện trong tỉnh còn 323 ha ao, hầm nuôi cá tra và 1.794 ha ao nuôi thủy sản mương vườn, 8,9 ha nuôi thủy đặc sản, 110 ha nuôi thủy sản khác.Có thể bạn quan tâm

Một thanh niên 33 tuổi ở H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nảy ra ý tưởng xây nhà cao tầng nuôi gà do thường xuyên chứng kiến đàn gà bị nước lũ cuốn trôi.

Anh Nguyễn Thanh Thánh khiến nhiều người nể phục, tìm đến học hỏi khi vượt khó thoát nghèo, vươn lên trở thành tỉ phú bằng chính sức lao động của mình

Mạnh dạn thuê đất trồng gấc, chỉ một năm sau, ông Đặng Văn Hai ở H.Mang Thít (Vĩnh Long) đã có thu nhập gần 600 triệu đồng.

Với 7 ha trồng nhãn, mô hình sản xuất của ông Nguyễn Hữu Thanh ở xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre thu về lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm.

Cây khóm (dứa) là một trong mười loại nông sản được tỉnh Hậu Giang lựa chọn để xây dựng vùng chuyên canh, tập trung, phát triển thành nông sản chủ lực