Khuyến Cáo Nông Dân Không Trồng Khoai Mì Bán Lá

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND H.Châu Thành (Hậu Giang), cho biết huyện đã chỉ đạo ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt trồng khoai mì để bán lá. Tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra, nhiều nhất là xã Đông Phước A.
Theo một cán bộ phụ trách bảo vệ thực vật xã Đông Phước A, việc nông dân trồng khoai mì để bán lá, ngọn đã xuất hiện tại đây gần 2 năm. Lúc đầu chỉ có vài hộ trồng xen canh trong vườn cây ăn trái. Do bán có giá, ít tốn công chăm sóc, cây không bị sâu bệnh, chi phí không nhiều nên đến nay, xã đã có vài chục hộ trồng khoai mì bán lá với diện tích khoảng 7 ha, tập trung ở 3 ấp Phước Long, Phước Hưng và Hưng Thạnh. Trung bình khoai mì trồng khoảng 2 tháng là thu hoạch được từ 1 - 1,5 tấn lá và ngọn/công, lợi nhuận thu về từ 1 - 1,5 triệu đồng/công. Một thương lái tên L. cho biết trước đây lá và ngọn khoai mì được thu mua chủ yếu để bán lại cho Công ty Phú Thành ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (H.Châu Thành A, Hậu Giang).
Nay tiếp tục có thêm một công ty khác từ TP.HCM xuống tận nơi thu mua nên giá nhích lên. Từ đầu năm đến nay, một số hộ dân nghe theo khuyến cáo của chính quyền không tiếp tục trồng khoai mì nữa. Vì vậy, thương lái đã tăng giá thu mua từ 1.200 đồng/kg lá và ngọn lên 1.500 đồng/kg. Tuy nhiên L. và cả một số thương lái thu mua lá khoai mì đều không biết các công ty mua lá và ngọn khoai mì để làm gì.
Theo Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn H.Châu Thành, cây khoai mì trồng lâu năm xen canh với vườn cây ăn trái, nếu đất không được bổ sung chất dinh dưỡng sẽ bị bạc màu. Do vậy, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân không nên trồng thêm khoai mì. Những người có nhu cầu chuyển đổi từ khoai mì qua các loại cây khác sẽ được ngành nông nghiệp hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ Sở NN&PTNT ngày 23.10 cho biết, công tác giám sát cảnh báo dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản năm 2015 đến nay chưa phát hiện tình trạng kháng sinh và chất cấm sử dụng.

Năm 2015, hầu hết các vùng nuôi tôm lớn trong tỉnh đều được mùa lớn, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), năng suất bình quân 6-7 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do giá tôm ở mức thấp nên thu nhập của người nuôi tôm bị giảm sút.

Huyện Phù Cát vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Mùa năm 2015, triển khai những chủ trương, biện pháp kỹ thuật sản xuất vụ Ðông Xuân (ÐX) 2015 - 2016 trên địa bàn huyện.

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.