Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Nhà Vườn Trồng Thanh Long Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng

Khuyến Cáo Nhà Vườn Trồng Thanh Long Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng
Ngày đăng: 22/01/2014

Nhằm giúp nhà vườn trồng thanh long đối phó với bệnh đốm trắng đang hoành hành trên thanh long, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang tổ chức triển khai 7 nghiệm thức phòng trừ tổng hợp bệnh đốm trắng trên 210 trụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, đã mang lại những thành công trong việc khống chế dịch bệnh đốm trắng trên thanh long.

Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thanh long trồng ở các nghiệm thức phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh đốm trắng và đang cho thu hoạch. Trên cơ sở đó, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đưa ra những khuyến cáo đối với nhà vườn trồng thanh long trong việc phòng, chống bệnh đốm trắng như: Cần lên liếp cao; bón phân NPK cân đối; không sử dụng kích thích lên tượt, chồi non đang phát triển; cắt bỏ các tượt ra vào mùa mưa và chỉ để ra tượt trong mùa nắng, đồng thời tăng cường bón phân chuồng hữu cơ oai mục và phân vi lượng.

Bên cạnh đó, nhà vườn cần phun thuốc trừ sâu đầu vụ để tiêu diệt côn trùng chích hút trên thân, trên bông cây thanh long; phun 3 lần thuốc phòng bệnh trước khi ra hoa, đang ra hoa và đang có trái non. Từ kết quả này, Trung tâm sẽ đề nghị Cục Bảo vệ thực vật đưa ra qui trình tạm thời để nông dân áp dụng vào sản xuất thanh long mang lại hiệu quả cao.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, áp dụng triệt để các biện pháp trên sẽ giúp nhà vườn hạn chế tối đa tác hại và sự lây lan của căn bệnh đốm trắng trên vườn thanh long. Bệnh đốm trắng trên thanh long đã xác định được tác nhân gây bệnh và lan truyền là do nấm Scytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh đốm trắng đang gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn trồng chuyên canh thanh long tại tỉnh Bình Thuận, Long An. Riêng tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) có khoảng 50 ha bị bệnh đốm trắng tấn công.


Có thể bạn quan tâm

Niềm Vui Trồng Cam Niềm Vui Trồng Cam

Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.

19/04/2013
Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

19/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.

20/04/2013
Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Vẫn Còn Khó Khăn Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Vẫn Còn Khó Khăn

Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.

20/04/2013
Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.

20/04/2013