Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012

Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012
Ngày đăng: 14/03/2012

Vụ tôm 2012, về tình hình con giống và giá tôm thương phẩm: Do yếu tố mùa vụ nên người nuôi tôm thả giống theo thời gian rất tập trung. Cao điểm của vụ nuôi là vào khoảng tháng 4 (tháng 3 âm lịch) nên xảy ra tình trạng thiếu giống cục bộ. Nhu cầu về giống quá lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Lợi dụng thời cơ này, có nhiều thành phần xấu đã cung cấp con giống kém chất lượng và thậm chí thiếu số lượng cho người nuôi.

Tình hình dịch bệnh: Đầu vụ nuôi, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có xảy ra hiện tượng tôm bị bệnh gan tụy. Có nhiều trường hợp người nuôi tuân thủ theo quy trình điều trị thì tôm khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp không khỏi. Nhiều ao tôm bị bệnh gan giai đoạn 45 ngày tuổi trở xuống. Việc điều trị ở những ao này đa số không mang lại kết quả tốt. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp ao tôm đã bị thiệt hại, hộ nuôi xử lý thả giống lại tiếp tục bị thiệt hại. 
Hiện nay, nhiệt độ đã tăng dần, tuy nhiên buổi sáng sớm nhiệt độ vẫn rất thấp, trời vẫn còn lạnh. Bên cạnh khuyến cáo lịch thời vụ của ngành chức năng, bà con nên thả tôm khi thời tiết ấm hẳn, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm thấp thì mới đảm bảo tỷ lệ sống, sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi. Hơn nữa, theo các nhà chuyên môn thì trong những tháng thời tiết lạnh, chất lượng con giống kém, dễ nhiễm bệnh và nhiệt độ thấp tôm nuôi thương phẩm sử dụng thức ăn kém và tiêu hóa kém; chậm lớn, ao nuôi dễ ô nhiễm. 
Tình hình tôm giống: Với thực trạng gia tăng diện tích nuôi trong năm 2012, dự báo sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu tôm giống, vì vậy người nuôi sẽ gặp không ít khó khăn. Hiện nay, có rất nhiều đại lý và dịch vụ cung cấp tôm giống, nếu chọn các dịch vụ này thì bà con nên chọn các đại lý hoặc nhà cung cấp có uy tín. Nếu bà con tự liên hệ với các công ty hoặc trại sản xuất giống thì để giảm bớt chi phí, bà con nên tập hợp lại với nhau thành nhóm hoặc các tổ hợp tác. Sau đó, cử đại diện tiến hành đến trại sản xuất tự lấy mẫu tôm, rồi gửi mẫu phân tích PCR để loại bỏ mẫu tôm nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên thả tôm không qua xét nghiệm PCR. 
Vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất: Việc kiểm tra dư lượng kháng sinh ở các nước nhập khẩu mặt hàng tôm Việt Nam ngày càng khắt khe, trong khi vẫn còn nhiều người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất đặc biệt là kháng sinh không rõ nguồn gốc. Trước tình hình đó, người nuôi tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nên lựa chọn đại lý cung cấp và những sản phẩm có uy tín nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho các nhà máy chế biến, tránh việc bị từ chối sản phẩm. 
Tình hình dịch bệnh gan tụy trên tôm vẫn là một thách thức lớn. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thì thuốc diệt giáp xác có gốc cypermthrine là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Bộ NN- PTNT cũng đã quyết định cấm sử dụng thuốc diệt giáp xác có gốc cypermythrine trong nuôi tôm. Vì vậy, vấn đề sử dụng thuốc diệt tạp cần phải được cân nhắc thận trọng để lựa chọn những loại thuốc sử dụng hiệu quả nhưng an toàn cho môi trường nuôi và cho tôm. 
Áp dụng quy trình nuôi sinh học, giảm bệnh cho tôm, giảm sử dụng hóa chất kháng sinh: Người nuôi cần áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp như: Phải có ao lắng để dự trữ nước dự phòng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vai trò của ao lắng càng quan trong hơn trong việc ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ bên bên ngoài vào ao nuôi. Bên cạnh đó, không nên thả mật độ quá cao, cần kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; quản lý thức ăn chặt chẽ tránh dư thừa, sử dụng men vi sinh hợp lý để hạn chế ô nhiễm hữu cơ, hạn chế tảo nở hoa làm suy thoái môi trường ao nuôi làm cho tôm dễ nhiễm bệnh; bổ sung chất tăng cường sức đề kháng cho tôm. Nếu các yếu tố môi trường được quản lý chặt chẽ, các biện pháp phòng bệnh được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh phát triển trong ao nuôi. Giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho tôm.


Có thể bạn quan tâm

Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

05/08/2014
Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

25/07/2014
Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

05/08/2014
Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.

25/07/2014
Nuôi Cá Bớp Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Bớp Cho Thu Nhập Cao

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).

05/08/2014