Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012

Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012
Ngày đăng: 14/03/2012

Vụ tôm 2012, về tình hình con giống và giá tôm thương phẩm: Do yếu tố mùa vụ nên người nuôi tôm thả giống theo thời gian rất tập trung. Cao điểm của vụ nuôi là vào khoảng tháng 4 (tháng 3 âm lịch) nên xảy ra tình trạng thiếu giống cục bộ. Nhu cầu về giống quá lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Lợi dụng thời cơ này, có nhiều thành phần xấu đã cung cấp con giống kém chất lượng và thậm chí thiếu số lượng cho người nuôi.

Tình hình dịch bệnh: Đầu vụ nuôi, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có xảy ra hiện tượng tôm bị bệnh gan tụy. Có nhiều trường hợp người nuôi tuân thủ theo quy trình điều trị thì tôm khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp không khỏi. Nhiều ao tôm bị bệnh gan giai đoạn 45 ngày tuổi trở xuống. Việc điều trị ở những ao này đa số không mang lại kết quả tốt. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp ao tôm đã bị thiệt hại, hộ nuôi xử lý thả giống lại tiếp tục bị thiệt hại. 
Hiện nay, nhiệt độ đã tăng dần, tuy nhiên buổi sáng sớm nhiệt độ vẫn rất thấp, trời vẫn còn lạnh. Bên cạnh khuyến cáo lịch thời vụ của ngành chức năng, bà con nên thả tôm khi thời tiết ấm hẳn, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm thấp thì mới đảm bảo tỷ lệ sống, sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi. Hơn nữa, theo các nhà chuyên môn thì trong những tháng thời tiết lạnh, chất lượng con giống kém, dễ nhiễm bệnh và nhiệt độ thấp tôm nuôi thương phẩm sử dụng thức ăn kém và tiêu hóa kém; chậm lớn, ao nuôi dễ ô nhiễm. 
Tình hình tôm giống: Với thực trạng gia tăng diện tích nuôi trong năm 2012, dự báo sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu tôm giống, vì vậy người nuôi sẽ gặp không ít khó khăn. Hiện nay, có rất nhiều đại lý và dịch vụ cung cấp tôm giống, nếu chọn các dịch vụ này thì bà con nên chọn các đại lý hoặc nhà cung cấp có uy tín. Nếu bà con tự liên hệ với các công ty hoặc trại sản xuất giống thì để giảm bớt chi phí, bà con nên tập hợp lại với nhau thành nhóm hoặc các tổ hợp tác. Sau đó, cử đại diện tiến hành đến trại sản xuất tự lấy mẫu tôm, rồi gửi mẫu phân tích PCR để loại bỏ mẫu tôm nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên thả tôm không qua xét nghiệm PCR. 
Vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất: Việc kiểm tra dư lượng kháng sinh ở các nước nhập khẩu mặt hàng tôm Việt Nam ngày càng khắt khe, trong khi vẫn còn nhiều người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất đặc biệt là kháng sinh không rõ nguồn gốc. Trước tình hình đó, người nuôi tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nên lựa chọn đại lý cung cấp và những sản phẩm có uy tín nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho các nhà máy chế biến, tránh việc bị từ chối sản phẩm. 
Tình hình dịch bệnh gan tụy trên tôm vẫn là một thách thức lớn. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thì thuốc diệt giáp xác có gốc cypermthrine là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Bộ NN- PTNT cũng đã quyết định cấm sử dụng thuốc diệt giáp xác có gốc cypermythrine trong nuôi tôm. Vì vậy, vấn đề sử dụng thuốc diệt tạp cần phải được cân nhắc thận trọng để lựa chọn những loại thuốc sử dụng hiệu quả nhưng an toàn cho môi trường nuôi và cho tôm. 
Áp dụng quy trình nuôi sinh học, giảm bệnh cho tôm, giảm sử dụng hóa chất kháng sinh: Người nuôi cần áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp như: Phải có ao lắng để dự trữ nước dự phòng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vai trò của ao lắng càng quan trong hơn trong việc ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ bên bên ngoài vào ao nuôi. Bên cạnh đó, không nên thả mật độ quá cao, cần kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; quản lý thức ăn chặt chẽ tránh dư thừa, sử dụng men vi sinh hợp lý để hạn chế ô nhiễm hữu cơ, hạn chế tảo nở hoa làm suy thoái môi trường ao nuôi làm cho tôm dễ nhiễm bệnh; bổ sung chất tăng cường sức đề kháng cho tôm. Nếu các yếu tố môi trường được quản lý chặt chẽ, các biện pháp phòng bệnh được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh phát triển trong ao nuôi. Giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho tôm.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

11/05/2013
Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

03/01/2013
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

11/05/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

12/05/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

12/05/2013