Không Tiêm Là Không Ổn!

Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Văn Quynh - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Dương – một địa phương đang có dịch CGC diễn biến rất phức tạp.
Ông Quynh khẳng định: Việc tạm ngừng tiêm phòng vacxin CGC năm 2011, Hải Dương chỉ nhận được thông báo là do nhánh virus ở Hải Dương đã biến đổi nên không tiêm nữa, chứ cụ thể biến đổi thế nào thì chúng tôi cũng không rõ. Ngay như tới thời điểm hiện tại, Hải Dương đã gửi mẫu tới các đơn vị xét nghiệm virus của Cục Thú y, và nhận được kết quả là bị dịch CGC, chứ cụ thể dịch do chủng, hay do nhánh virus nào lưu hành trên địa bàn tỉnh gây ra, thì chúng tôi làm sao mà biết được? Việc đó các cơ quan Thú y cấp trên mới rõ.
PV: Vừa rồi Hải Dương được hỗ trợ 200 nghìn liều vacxin CGC Re-5 để chống dịch. Căn cứ vào đâu, tỉnh xin loại vacxin đó?
Hiện Hải Dương có dịch thì chúng tôi cứ xin vacxin thôi, Trung ương cấp cho vacxin nào thì nhận vacxin đó! Chỉ nghe đâu cơ quan Thú y ở TƯ nói, nếu kháng nguyên của vacxin trúng chủng với virus thì tốt, còn nếu không trúng, thì tỉ lệ bảo hộ đạt 50 - 70% cũng tốt rồi, cứ tiêm!
PV: Theo nhận định của ông, việc ngừng tiêm phòng năm 2011 có phải là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát ở Hải Dương vừa qua không?
Nói chung là chưa hẳn thế, bởi hiện chưa xác định được cụ thể dịch vừa qua là do nhánh virus nào gây ra, nên nếu có tiêm phòng thì cũng khó mà xác định được hiệu quả của vacxin bảo hộ thế nào, và việc không tiêm có phải là nguyên nhân làm dịch tái bùng phát hay không. Chúng tôi chỉ biết là trên thực tế, các vùng tiêm phòng thì đều không xẩy ra dịch, còn các ổ dịch xẩy ra vừa qua thì đều là không tiêm phòng. Còn đợt hỗ trợ vacxin chống dịch vừa rồi, hiện Hải Dương mới tiêm được một tuần nên chưa có kết quả chính xác.
PV: Vậy theo ông thì sắp tới, có nên tiêm phòng nữa không? Nếu tiêm thì tiêm thế nào?
Theo tôi, cứ phải tiêm phòng tiếp. Phòng bệnh thì tiêm phòng là tốt nhất, nếu chăn nuôi mà không tiêm phòng thì không được. Vấn đề là tiêm loại gì, chủng gì cho trúng với virus để phát huy hiệu quả. Việc đó ngành Thú y ở TƯ bao nhiêu năm rồi có nghiên cứu được đâu? Còn vacxin thì cứ toàn phải đi nhập khẩu, rất là bị động.
Chăn nuôi gia cầm thì việc tiêm phòng là biện pháp chủ động nhất, hiệu quả tối ưu nhất. Còn vệ sinh môi trường, con giống, thức ăn… chỉ quyết định một phần. Việc tiêm phòng trước mắt cần ưu tiên cho đàn vịt. Bởi chúng sống dưới nước hay thả rông ngoài đồng, dễ phát sinh và lây lan dịch. Đặc biệt, Hải Dương có nhiều trang trại nuôi vịt thả rông, vịt đi khắp nơi.
Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ, ở huyện vùng cao biên giới Sông Mã (Sơn La) phong trào làm giàu, thúc đẩy kinh tế trang trại lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây, khi mô hình "nuôi thả ba ba núi" xuất hiện.

Khúc sông Luỹ Thầy đoạn chảy qua trước nhà ông, không chỉ vợ con, mấy người trong làng mà cả mấy cán bộ của xã cũng hết sức can ngăn vì họ cho rằng ông hơi “liều” khi dám đem hàng chục triệu đồng bỏ xuống sông, xuống bể
-4167120.jpg)
Thời gian gần đây nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình có tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ nuôi đã tỏ ra lo lắng và thiệt hại cũng không nhỏ. Vậy cơ quan chức năng đã có những động thái nào để ngăn chặn dịch bệnh, làm người nuôi yên tâm?

Chúng tôi đến nhà nông dân Lê Công Nhược (ở xã Đại Thắng - Quảng Nam) vào một ngày trời nắng bỏng rát trên miền đất bồi phù sa. Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn không quên... làm việc. Ông cười hiền: “Không thể ngưng tay được, thôi thì cứ vừa làm vừa nói chuyện cho nó tiện”.

Ngày 14/6, hai Thượng nghị sỹ Mỹ là John McCain và John Kerry đã có bài phát biểu trước Thượng viện Mỹ, bày tỏ sự không đồng tình với Dự luật Nông trại 2008 của Mỹ, cũng như các nỗ lực chuyển giao quyền giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (USFDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)