Không Tiêm Là Không Ổn!

Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Văn Quynh - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Dương – một địa phương đang có dịch CGC diễn biến rất phức tạp.
Ông Quynh khẳng định: Việc tạm ngừng tiêm phòng vacxin CGC năm 2011, Hải Dương chỉ nhận được thông báo là do nhánh virus ở Hải Dương đã biến đổi nên không tiêm nữa, chứ cụ thể biến đổi thế nào thì chúng tôi cũng không rõ. Ngay như tới thời điểm hiện tại, Hải Dương đã gửi mẫu tới các đơn vị xét nghiệm virus của Cục Thú y, và nhận được kết quả là bị dịch CGC, chứ cụ thể dịch do chủng, hay do nhánh virus nào lưu hành trên địa bàn tỉnh gây ra, thì chúng tôi làm sao mà biết được? Việc đó các cơ quan Thú y cấp trên mới rõ.
PV: Vừa rồi Hải Dương được hỗ trợ 200 nghìn liều vacxin CGC Re-5 để chống dịch. Căn cứ vào đâu, tỉnh xin loại vacxin đó?
Hiện Hải Dương có dịch thì chúng tôi cứ xin vacxin thôi, Trung ương cấp cho vacxin nào thì nhận vacxin đó! Chỉ nghe đâu cơ quan Thú y ở TƯ nói, nếu kháng nguyên của vacxin trúng chủng với virus thì tốt, còn nếu không trúng, thì tỉ lệ bảo hộ đạt 50 - 70% cũng tốt rồi, cứ tiêm!
PV: Theo nhận định của ông, việc ngừng tiêm phòng năm 2011 có phải là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát ở Hải Dương vừa qua không?
Nói chung là chưa hẳn thế, bởi hiện chưa xác định được cụ thể dịch vừa qua là do nhánh virus nào gây ra, nên nếu có tiêm phòng thì cũng khó mà xác định được hiệu quả của vacxin bảo hộ thế nào, và việc không tiêm có phải là nguyên nhân làm dịch tái bùng phát hay không. Chúng tôi chỉ biết là trên thực tế, các vùng tiêm phòng thì đều không xẩy ra dịch, còn các ổ dịch xẩy ra vừa qua thì đều là không tiêm phòng. Còn đợt hỗ trợ vacxin chống dịch vừa rồi, hiện Hải Dương mới tiêm được một tuần nên chưa có kết quả chính xác.
PV: Vậy theo ông thì sắp tới, có nên tiêm phòng nữa không? Nếu tiêm thì tiêm thế nào?
Theo tôi, cứ phải tiêm phòng tiếp. Phòng bệnh thì tiêm phòng là tốt nhất, nếu chăn nuôi mà không tiêm phòng thì không được. Vấn đề là tiêm loại gì, chủng gì cho trúng với virus để phát huy hiệu quả. Việc đó ngành Thú y ở TƯ bao nhiêu năm rồi có nghiên cứu được đâu? Còn vacxin thì cứ toàn phải đi nhập khẩu, rất là bị động.
Chăn nuôi gia cầm thì việc tiêm phòng là biện pháp chủ động nhất, hiệu quả tối ưu nhất. Còn vệ sinh môi trường, con giống, thức ăn… chỉ quyết định một phần. Việc tiêm phòng trước mắt cần ưu tiên cho đàn vịt. Bởi chúng sống dưới nước hay thả rông ngoài đồng, dễ phát sinh và lây lan dịch. Đặc biệt, Hải Dương có nhiều trang trại nuôi vịt thả rông, vịt đi khắp nơi.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết thuận lợi nên số diện tích trồng củ cải trắng của bà con nông dân ở xã Hiền Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) năm nay được mùa lớn. Thế nhưng, niềm vui đã không trọn vẹn khi mà bước vào thời kỳ thu hoạch, nhiều diện tích củ cải lại bị chính người dân nhổ bỏ.

Đầu vụ hè thu 2014 này, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Vân Tiên thuộc xã Bình Đào trồng khảo nghiệm giống đậu phụng mới L23 trên 80 sào đất lúa không chủ động nước tưới.

Nông dân xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu - An Giang) đang vào mùa thu hoạch xoài thơm. Anh Võ Nguyên Phong, Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh An cho biết, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch mới vào mùa thu hoạch rộ, nhưng nhiều thương lái đã đến đặt cọc mua với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.