Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất

Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất
Ngày đăng: 18/06/2012

Các doanh nghiệp tại Đà Lạt đang bế tắc trong việc nhập giống hoa.

Với diện tích canh tác trên 2.500 ha, Đà Lạt là vùng trồng hoa lớn nhất nước, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1,3 tỉ cành hoa các loại (chưa kể khoảng 1.000 ha của các huyện lân cận Đà Lạt). Hiện 90% giống hoa của Đà Lạt được nhập khẩu từ các nước nhưng, từ tháng 8.2011, do quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (KDTV) phải có phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis, viết tắt PRA) từ nước xuất khẩu nên các doanh nghiệp bế tắc trong việc nhập khẩu giống hoa.

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, chủ trang trại Langbian Farm, có hơn 10 năm nhập khẩu giống hoa cho biết: “Chúng tôi gửi bản thông tin cần thiết để thực hiện PRA cho các đối tác xuất khẩu giống hoa nước ngoài. Họ đều lắc đầu, vì có những thông tin thuộc dạng “bí mật kinh doanh” của người ta như: Các nước đã từng nhập khẩu hàng hóa này, năng lực xuất khẩu (tấn/năm)... nên họ nhất quyết không khai”. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết thêm: “Các doanh nghiệp đã thực hiện và yêu cầu các nước xuất khẩu giống như Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc cung cấp thông tin để thực hiện PRA nhưng các nước này không đáp ứng, với lý do giống cây trồng của họ không chỉ xuất cho Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác, nhưng không có nước nào yêu cầu cung cấp thông tin về quá trình sản xuất giống như Việt Nam”.

Thời điểm này, các doanh nghiệp đã phải chuẩn bị nhập giống cho vụ hoa tết, nhưng do vướng thủ tục PRA nên chưa thể đặt hàng. Theo ông Đường, các doanh nghiệp trồng hoa đang sốt ruột vì nếu không được cấp phép nhập giống hoa thì sản xuất trong năm 2012 sẽ đình trệ, doanh nghiệp có nguy cơ đền hợp đồng vì không có hoa để bán... Mặt khác, đây sẽ là cơ hội cho hàng tiểu ngạch Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vài năm qua, hoa Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Việt Nam và cả tại Đà Lạt nhưng do hoa Đà Lạt chất lượng hơn nên vẫn giữ được thị trường.

Ngày 11.6, Chi cục BVTV Lâm Đồng có văn bản gửi Cục BVTV đề nghị xem xét cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu đối với những loại giống có cùng xuất xứ trong một quốc gia mà lần trước đã được phép nhập khẩu không phải yêu cầu nước xuất khẩu cung cấp thông tin để thực hiện PRA. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, phần lớn các lô giống ở các nước trước khi xuất khẩu đều được kiểm tra làm thủ tục KDTV đảm bảo an toàn dịch hại.

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết mỗi năm Đà Lạt nhập khẩu khoảng 30 triệu củ giống hoa ly ly, 30 triệu hạt giống hoa cát tường... Chỉ với 2 loại hoa này khi sản xuất hoa thương phẩm, nông dân Đà Lạt thu về trên 1.000 tỉ đồng/năm.

Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Lại Khóc Ròng Nông Dân Lại Khóc Ròng

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân

29/08/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

11/05/2013
Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

21/10/2012
Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

11/05/2013
Bền Bỉ Với Con Tôm Sú Bền Bỉ Với Con Tôm Sú

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

04/06/2013