Không Sử Dụng Oxytetracyline 3-4 Tuần Trước Khi Thu Hoạch Tôm

Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), một số hộ, cơ sở nuôi tôm có sử dụng Oxytetracyline dạng nguyên liệu (thùng 25kg của Trung Quốc), hòa vào nước và tạt xuống ao để hạn chế vi khuẩn vibrio trong môi trường nước nhằm phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...
Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang hai thị trường lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản và EU.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), gần đây Cơ quan thẩm quyền EU và Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo về việc phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường này. Tính đến nay, tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường Nhật Bản đã lên 6 lô.
Còn tại thị trường EU, cơ quan chức năng của thị trường này đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Oxytetracycline vượt 0,1 ppm. Con số này gấp 2,5 lần tổng số lô hàng thủy sản nuôi xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo ở thị trường này trong cả năm 2013. Nếu tình trạng này không cải thiện, EU sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn với tôm Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.
Mặc dù, Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng việc xuất khẩu tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo Oxytetracycline ở cả hai thị trường xuất khẩu lớn cho thấy việc tuân thủ quy định phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch để tránh dư lượng còn tồn dư chưa được thực hiện nghiêm ngặt.
Tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh tôm tổ chức tại Kiên Giang vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản yêu cầu các cơ quan chức năng các địa phương cần tập trung khống chế Oxytetracyline, khuyến cáo người dân ngừng sử dụng thuốc 3-4 tuần trước khi thu hoạch để đào thải hết dư lượng chất này trong tôm nuôi. Đồng thời, đề nghị Cục Thú y tăng cường quản lý nhập khẩu đối với Oxytetracyline nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), vụ mía 2013 - 2014, CASUCO đưa ra mức giá sàn bảo hiểm cho nông dân với giá 750 đ/kg, mía 9 CCS tại cầu cảng nhà máy/xí nghiệp.

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.