Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch

Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch
Ngày đăng: 04/03/2014

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước làm người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Mặc dù Đà Nẵng chưa xuất hiện dịch nhưng những tiểu thương buôn bán mặt hàng này ở các chợ cũng đang thấp thỏm lo lắng khi sức tiêu thụ mỗi ngày giảm mạnh.

Sức mua sụt giảm

Khảo sát tình hình kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ ở Đà Nẵng cho thấy, sức mua mặt hàng này đang sụt giảm so với những ngày trước khi có dịch. Tại các chợ Hòa Khánh, chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Mới, Bắc Mỹ An…, các sạp hàng kinh doanh thịt, trứng gia cầm thưa vắng khách.

Chị Lê Thị Thúy, chuyên bán gà, vịt sống ở chợ Hòa Khánh, cho biết: “Trước đây, mỗi ngày tôi bán không dưới 10 con gà. Nhưng kể từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, có khi cả buổi sáng cũng chỉ bán được 1-2 con”.

Đồng cảnh ngộ với chị Thúy, nhiều tiểu thương kinh doanh gia cầm ở các chợ khác cũng “rầu thúi ruột” vì ít khách đến mua hàng dù gia cầm đã qua kiểm dịch. Chị Lê Thị Ngọc Lan (cửa hàng gia cầm Liên Thảo tại chợ đầu mối Hòa Cường) cho hay: “Thời gian trước, cửa hàng tiêu thụ từ 15-17 con gà/ngày, nhưng mấy bữa nay chỉ bán được 3-4 con”. Cũng theo chị Lan, sức mua đối với sản phẩm gia cầm đã giảm khoảng 70% vì người dân lo ngại dịch nên không ăn, chứ sản phẩm gia cầm trên thị trường hiện nay rất dồi dào.

Hiện tại, giá thịt gia cầm cũng giảm khá nhiều so với thời điểm chưa xuất hiện dịch tại Việt Nam. Theo đó, giá thịt gà ta giảm khoảng 20.000 đồng/kg (còn 130.000 đồng/kg), và giảm mạnh nhất là gà siêu trứng - 30.000 đồng/kg (còn 70.000 đồng/kg).

Do lo ngại trước tình trạng dịch cúm gia cầm đang bùng phát ở các tỉnh, thành khác ngoài Đà Nẵng, nhiều người dân đi chợ cho biết, họ chuyển qua ăn thịt heo, thịt bò thay vì gà. Vì thế, tại chợ Mới, các sản phẩm gia cầm cũng rơi vào tình trạng ế ẩm tương tự.

Chị Nguyễn Thị Huy (quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, bán gà ở chợ Mới hơn chục năm nay), cho biết: “Mặc dù hai huyện Quế Sơn và Thăng Bình đã được báo, đài thông tin là không có dịch nhưng người dân vẫn lo sợ. Mấy hôm nay, chúng tôi bán cho khách quen là chính. Họ ăn gà mình quen rồi nên yên tâm chứ khách lạ thì ít ghé lắm”.

Không nên “né” gia cầm sạch

Theo Chi cục Thú y Đà Nẵng, mặc dù trên địa bàn thành phố có tổng đàn gia cầm không lớn, nhưng lại là địa bàn có quốc lộ đi qua nên nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao. Do đó, để phòng chống dịch cúm gia cầm hiệu quả, Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai kế hoạch ứng phó và tăng cường công tác kiểm soát, tiêm phòng vaccine ở những hộ tái đàn chưa tiêm phòng.

Ghi nhận tại Trạm kiểm dịch động vật Hòa Phước vào chiều 27-2 cho thấy, tất cả các xe chở động vật qua địa phận Đà Nẵng đều phải dừng lại để cán bộ của Trạm kiểm tra giấy tờ cũng như phun thuốc khử trùng.

Ông Cao Xuân Thái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đà Nẵng, khẳng định: “Chúng tôi quyết tâm không để gia cầm sống nhiễm dịch “tuồn” vào thành phố nên bất cứ xe chở động vật nào đi qua địa bàn Đà Nẵng đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Những trường hợp nào cố tình vi phạm sẽ lập biên bản xử lý ngay.

Trong đợt ra quân vừa qua, lực lượng liên ngành của thành phố cũng đã xử phạt 4 trường hợp vận chuyển gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng không hợp lệ; bán sản phẩm gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y”.

Về phía Sở Công thương, ông Lữ Bằng, Phó Giám đốc Sở kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT), khẳng định: Sau khi UBND thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, Sở đã chỉ đạo Chi cục QLTT phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y Đà Nẵng tăng cường công tác kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm sống trên địa bàn. Từ ngày 23-2 đến nay, các lực lượng đã kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán cũng như giết mổ gia cầm sống tại các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn.

Cũng theo ông Bằng, đến thời điểm này, thông tin dịch cúm gia cầm đã tác động tiêu cực đến giá bán và sức tiêu thụ về sản phẩm gà, vịt, trứng được bày bán tại các chợ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên “né” thịt, trứng gia cầm sạch, có thương hiệu.

Điều này vô tình làm dư thừa nguồn cung, đồng thời làm cho các mặt hàng thực phẩm khác lợi dụng để tăng giá. Các địa phương, các ban quản lý các chợ cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và định hướng cho người tiêu dùng để mọi người bình tĩnh, không tẩy chay các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

23/07/2014
Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

23/07/2014
Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

23/07/2014
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

08/12/2014
200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh 200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

23/07/2014