Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không nản lòng sau những lần thất bại

Không nản lòng sau những lần thất bại
Ngày đăng: 21/09/2015

Hiện, 2.000 con gà của gia đình anh Tuyến đã đến thời kỳ xuất chuồng.

Ai đó từng nói, thành công thường không đến trước tiên, mà thường đến sau những lần thất bại. Triết lý đó càng trở lên thấm thía khi tôi tìm hiểu quá trình làm giàu của anh Diệm Quang Tuyến, chủ trang trại chăn nuôi gà ở tổ 15, phường Cam Gia (T.P Thái Nguyên).

Theo lời giới thiệu của anh Trần Văn Bình, Chủ tịch UBND phường Cam Giá, tôi đến trang trại nuôi gà của anh Diệm Quang Tuyến.

Đến nơi, tôi choáng ngợp khi thấy đàn gà trên 2.000 con, con nào cũng núc nỉu thịt chuẩn bị cho xuất chuồng.

Ngoài khu nuôi gà, khoảng vườn rộng được anh Tuyến trồng 400 cây gỗ sưa, 300 cây bưởi Diễn và hàng trăm cây phật thủ, vải, nhãn.

Đang xúc những xẻng thức ăn cho gà, khách đến, anh Tuyến vội mời vào nhà.

Thấy tôi trầm trồ khen khu trang trại, anh Tuyến bảo, khu vườn này rộng trên 16.000m2, trước kia là trường học thuộc phường Cam Giá, khi nhà trường chuyển xuống khu đất phía dưới, gia đình tôi đã mua đấu giá các phòng học và phòng hiệu bộ (tài sản nổi) hết 60 triệu đồng và thuê khu đất 5 triệu đồng/năm để phát triển kinh tế.

Để thực hiện giấc mơ làm giàu, năm đầu tiên anh Tuyến trồng nấm Linh chi. Anh cho biết: Sở dĩ tôi quyết định trồng nấm do ở địa phương sẵn có nguyên liệu mùn cưa và rơm rạ. Ngoài đầu tư xây bể, lò sấy nấm anh còn đầu tư trên 6 vạn bịch nấm và thuê nhân công chăm sóc hàng ngày.

Tuy nhiên do ít kinh nghiệm, những bịch nấm không cho sản phẩm mà hay bị thối, mốc. Đầu năm 2011, anh Tuyến tiếp tục đầu tư ươm chè cành giống. Anh ký hợp đồng với một công ty giống cây trồng nằm trên địa bàn T.P Thái Nguyên trồng cây theo dự án.

Anh Tuyến ươm 200 vạn hom giống, nhưng khi cây lên xanh tốt, đủ tiêu chuẩn xuất vườn thì công ty lại phá hợp đồng để mua giống cây bên ngoài, vì cây giống bán ngoài thị trường rẻ hơn. Anh Tuyến lại ngậm ngùi thuê máy ủi để dọn thành quả lao động của mình.

Sau thất bại, Anh chán bỏ vào T.P Hồ Chí Minh chơi cùng bạn bè, nhưng khi đi thăm một số mô hình chăn nuôi lợn rừng tại đây, “máu làm giàu” của anh lại trỗi dậy, anh mua gần 200 con lợn rừng (cả lợn mẹ, lợn con) và thuê một chuyến xe ô tô chở ra Bắc.

Với đặc điểm giống lợn rừng chạy nhanh, hung dữ nên không thể bắt được chúng để tiêm phòng.

Anh Tuyến kể, có lần đàn lợn bị dịch chết cả chục con, anh sợ vợ mắng nên gom giấu vào góc vườn nửa đêm mới đem chôn, một lần nữa dự án nuôi lợn rừng của anh lại bị thất bại.

Sau nhiều lần thất bại, không nản chí, anh vẫn quyết tâm nuôi chí làm giàu. Anh Tuyến “khăn gói” đến các trang trại gà ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên học cách chăn nuôi gà sạch. Tháng 6-2014 anh bắt tay nuôi 1.000 con gà, sau 5 tháng thì được xuất chuồng.

Thấy việc nuôi gà thuận lợi, anh tiếp tục nuôi lứa gà thứ hai trên 1.000 con, tổng cộng năm đó trừ chi phí anh thu lãi về gần 100 triệu đồng. Đầu năm 2015, anh tăng đàn lên 4.000 con gà, hiện 2.000 con đang trong thời kỳ xuất chuồng, trọng lượng mỗi con khoảng 3kg.

Sau khi đi tham quan khu trang trại, anh Tuyến dẫn tôi đến gian nhà chế biến thức ăn cho gà, ngoài những bao ngô, thóc và cám được chất thành từng đống, tôi để ý có cả một tủ thuốc thú y, trên cánh tủ dán một tờ lịch tiêm phòng cho gà cẩn thận.

Anh Tuyến bảo, mình chăn nuôi thất bát nhiều rồi, giờ phải phải thận trọng hơn. Vậy nên, từ khâu chọn gà giống, tiêm phòng và cách thức pha trộn thức ăn anh đều cân nhắc.

Giống gà anh Tuyến đang nuôi là gà Đông cảo và Sơn Tây. Hằng ngày anh trộn ngô, cám vi sinh theo tỷ lệ, sau đó ủ thức ăn trong vòng 24 tiếng rồi mới cho gà ăn.

Để chăn đàn gà trên 4.000 con, anh Tuyến tuần nào cũng phải nhập về 1 xe ô tô thức ăn. Cùng với 3 lao động trong gia đình, anh thuê thêm một nhân công để chuyên trộn cám và chăm sóc gà hằng ngày.

Tôi hỏi về việc phát triển quy mô trang trại trong thời gian tới, anh Tuyến thổ lộ, sẽ phát triển đàn gà lên 10.000 đến 12.000 con mỗi năm và áp dụng quy trình nuôi gà sạch. Anh chia sẻ: Nuôi theo quy trình gà sạch chất lượng thịt thơm, ngon và luôn đảm bảo.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng hiện nay chưa phân biệt được đâu là gà sạnh, gà chưa sạch, nên sản phẩm hay bị đánh đồng. Bởi vậy, anh Tuyến muốn mở một cửa hàng để giới thiệu sản phẩm gà sạch do gia đình mình chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Sinh Sản Nhân Tạo Giống Thủy Sản Giải Pháp Sinh Sản Nhân Tạo Giống Thủy Sản

Phú Thọ Là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nuôi thủy sản, ngoài 3 con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà, sông Lô trên địa bàn còn nhiều sông nhỏ, ngòi lớn như: Sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me... và hệ thống hồ, đầm tự nhiên phong phú. Theo thống kê tổng diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng... có thể nuôi thủy sản trên 14 ngàn ha và 16 ngàn ha diện tích mặt nước các sông, suối cho phép phát triển nuôi cá lồng.

23/08/2013
Khá Lên Từ Nuôi Ếch Khá Lên Từ Nuôi Ếch

Về ấp 2, xã Đạo Thạnh TP. Mỹ Tho (Tiền Giang), hỏi "Trại ếch giống Bảy Có" của chú Phan Văn Có, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ếch, ai cũng biết. Chú Có là người tiên phong trong mô hình sản xuất ếch giống và nuôi ếch thương phẩm với lợi nhuận mỗi năm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

23/08/2013
Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu

Hàm Yên (Tuyên Quang) là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

23/08/2013
Nông Dân Phan Văn Hòa Và Giống Lúa Quý Nông Dân Phan Văn Hòa Và Giống Lúa Quý

Tin nông dân Phan Văn Hòa tạo được giống lúa thảo dược VH1màu tím lan truyền khắp cả nước. Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức giao lưu trực tuyến về giống lúa tím VH1và mời “chủ nhân” của bộ giống mới này tham gia. Tiếp sau đó, ông Hòa liên tục bận rộn bởi những cuộc làm việc, trao đổi, ký kết các hợp đồng, chương trình phối hợp chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống lúa mới này đến nhiều địa phương trong cả nước...

23/08/2013
Nhà Vườn Vẫn Mê GAP Nhà Vườn Vẫn Mê GAP

Dù chứng nhận GlobalGAP (GAP- tiêu chuẩn toàn cầu an toàn sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc) hết hạn hơn 3 năm qua, nhưng theo một khảo sát mới đây của Hợp tác xã (HTX) Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long), có ít nhất 5/14 xã viên vẫn còn duy trì sản xuất theo mô hình này.

23/08/2013